Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bị sốt nên nghĩ đến sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó 18 người đã Tu vong, một số trường hợp do đến viện muộn.

TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước có gần 30.000 ca mắc sốt xuất huyết, gần bằng con số của cả năm 2014 (năm có số mắc thấp nhất từ trước đến nay). Dịch đã xuất hiện ở 50 tỉnh, thành; với 18 người Tu vong.

Trong đó, dịch tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, người dân có thói quen trữ nước, có nhiều khu đô thị, công trường xây dựng và khu dân cư đông đúc. TPHCM có số ca bệnh nhiều nhất với gần 7.900 người; sau đó là Đồng Nai hơn 4.500 ca, Bình Dương 2.500, Khánh Hòa, Hà Nội.

Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 9, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 190 ca mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Dương Ngọc. 

Theo TS Phu, dịch bệnh năm nay có diễn biến bất thường, dịch ở miền nam kéo dài hơn còn ở miền Bắc thì đến sớm hơn; thời tiết thay đổi; chu kỳ dịch thay đổi khó dự báo nguy cơ, đô thị hóa... Số mắc tuy tăng khi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn rất nhiều cho với giai đoạn 2009-2013. Trong số 18 trường hợp sốt xuất huyết Tu vong có nhiều người do đến cơ sở y tế muộn. 

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt, có thể dùng paracetamol hạ nhiệt nhưng chỉ được thời gian ngắn, sau đó tiếp tục sốt cao. Người bệnh thường sốt cao liên tục từ 2 - 7 ngày. Từ ngày thứ hai trở đi bệnh nhân đã có biểu hiện xuất huyết dù là tối thiểu.

Các ngày sau, triệu chứng rõ ràng hơn. Một số người có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam, hoặc chấm xuất huyết dưới da. Phụ nữ xuất hiện hành kinh sớm hơn chu kỳ bình thường, kỳ kinh kéo dài hơn bình thường. Nếu đến cơ sở y tế có thể làm xét nghiệm máu xem lượng tiểu cầu hạ đến mức nào.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng biểu hiện như thế, có người chỉ sốt, nhưng sau vài ngày đã dẫn đến sốc. Vì thế, nhiều người bị sốt thì nghĩ là bị cúm thông thường nên tự điều trị ở nhà, đến khi nặng vào viện thì đã muộn. Cũng có trường hợp chẩn đoán nhầm với bệnh khác, ngược lại có người không bị sốt xuất huyết nhưng lại được chẩn đoán là bị. Người bệnh khi vào khám vì sốt có thể được làm xét nghiệm test nhanh, tuy nhiên độ chính xác không cao. 

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: trụy mạch, sốc, chảy máu nội tạng. Nhiều trường hợp mắc gây chảy máu dạ dày, rong kinh kéo dài..., mất nhiều máu. Nếu không được điều trị và hỗ trợ truyền máu kịp thời, nguy cơ Tu vong rất cao. Tiến sĩ Phu khuyến cáo thời điểm này đang là mùa của dịch sốt xuất huyết vì thế người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và loại trừ bệnh chính xác. 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hơn 50% ca mắc từ đâu năm đến nay là ở trẻ dưới 15 tuổi. Đến nay, bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.

Ngày 11/9, Thủ tướng có công điện yêu cầu các tỉnh, thành chủ động các biện pháp ngăn chặn dịch sốt xuất huyết; triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất... Bộ Y tế được yêu cầu tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị, hạn chế thấp nhất trường hợp Tu vong.

Theo Nam Phương - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-sot-nen-nghi-den-sot-xuat-huyet-n216507.html)

Tin cùng nội dung

  • Mắt cháu bỗng nhiên đỏ ở lòng trắng, không thấy đau, nhìn vẫn tốt. Cháu đi khám bác sĩ bảo cháu bị xuất huyết dưới kết mạc.
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY