Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Liệu khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không? Theo nhiều bác sĩ thì việc đi bộ hay chạy bộ đúng cách sẽ hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau đớn nhất là khi vận động. chính vì vậy có khá nhiều người băn khoăn không biết có nên chạy bộ không? nhiều chuyên gia cho rằng việc đi bộ có thể làm giảm đau và làm giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm?

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Trước hết bạn cần hiểu rằng cột sống của mỗi người thường gồm nhiều đốt sống và được xếp chồng với nhau thành một cột. ở giữa các đốt sống có các đĩa đĩa phẳng, tròn đóng vai trò giảm sốc. trong nhân đĩa đệm có một lớp nhầy. khi có tác động từ bên ngoài thì lớp đệm sẽ bị rơi ra khỏi vị trí ban đầu và chèn lên các dây thần kinh và làm cho người bệnh có cảm giác đau. thông thường nếu thoát vị đĩa đệm ở lưng thì sẽ gây đau ở lưng, mông và chân thậm chí xuống cả bàn chân. còn thoát vị đĩa đệm ở cổ thì sẽ thấy đau ở cổ, vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay…

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau ở cổ, lưng, chân… tùy thuộc vào vị trí phát bệnh. ngoài ra còn làm cho người bệnh cảm thấy tê, ngứa ran và hoạt động của cơ thể sẽ trở nên yếu dần.

Chính vì vậy nhiều người rất ngại vận động vì cho rằng có thể tác động không tốt đến hệ thống xương khớp, làm cho tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. nhưng theo các chuyên gia thì thực tế không phải như vậy, việc chạy bộ không những không làm bệnh nặng hơn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh.

Cụ thể chạy bộ tăng cường và ổn định cơ lưng dưới của bạn, giúp hỗ trợ hoạt động của cột sống. đồng thời việc chạy bộ còn giúp giảm cân, tăng cường sự linh hoạt và sức bền.

Chưa dừng lại ở đó, việc chạy bộ sẽ giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. hơn nữa thời gian đi bộ cũng là lúc bạn được thư giãn, tránh áp lực từ bệnh cũng như cuộc sống. nhờ đó mà những biểu hiện bệnh sẽ có sự cải thiện rõ rệt.

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia vật lý trị liệu để nhận được cách chạy bộ đúng cách. nhằm cải thiện tư thế, tình trạng bệnh cũng như tính linh hoạt… đây là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà bạn không nên bỏ qua.

Phương pháp chạy bộ đúng cách cho người bị thoát vị đĩa đệm

Do lúc này hệ thống xương khớp đang bị tổn thương nên việc chạy bộ cần phải cẩn trọng, tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên tập nhẹ nhàng rồi nâng dần cường độ tập lên. ban đầu chỉ nên chạy bộ từ 5 đến 10 phút. sau đó tăng một vài phút mỗi ngày và duy trì chạy bộ từ 30 đến 40 phút mỗi ngày là vừa đủ. tránh việc chạy mạnh và nhanh ngay từ ban đầu vì có thể tạo áp lực lên cột sống, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của người bệnh.

Bạn nên cố gắng duy trì việc đi bộ hay chạy bộ mỗi ngày để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. nếu tiến hành các biện pháp điều trị một cách đều đặn thì chắc chắn căn bệnh này sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-di-bo-hay-chay-bo-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY