Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn và kiêng gì để cải thiện bệnh?

Người bệnh cần biết khi bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng ăn gì để tăng cường khả năng điều trị bệnh. Nhiều thực phẩm hỗ trợ rất tốt việc điều trị

giấm táo, nước ép nam việt quốc, tỏi… là những thực phẩm mà người bị viêm đường tiết niệu nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh. ngoài ra còn rất nhiều thực phẩm mà bạn nên kiêng để giúp cho bệnh không ngày càng trầm trọng hơn. 

Tầm quan trọng của chế độ ăn với bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Bạn có thể hiểu đơn giản bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn e.coli gây ra. căn bệnh này có thể tấn công cả cơ quan Sinh d*c của cả nam giới và nữ giới. khi vi khuẩn này xâm nhập sẽ xảy ra tình trạng viêm ngược dòng. tức là vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hậu môn qua đại tràng rồi tiến vào niệu đạo, bàng quang rồi cuối cùng tấn công vào thận.

Khi mắc bệnh này bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi tiểu nhưng đi tiểu khó. Kèm theo đó là cảm giác châm chích ở bộ phận Sinh d*c. Khi bàng quang bị nhiễm trùng thì vùng dưới hay bị đau tức, nóng rát.

Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây không ít khó chịu và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài các biện pháp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, việc áp dụng một chế độ ăn khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm khi bị viêm đường tiết niệu nên ăn để nhanh khỏi bệnh

Có rất nhiều thực phẩm có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu mà bạn nên sử dụng thường xuyên. chẳng hạn như:

1/ Giấm táo

Đây là nguyên liệu rất quen thuộc và có công dụng rất tốt đối với việc cải thiện làn da nhưng có lẽ ít ai biết đến hiệu quả của nó trong việc điều trị viêm đường tiết niệu.

Trong thành phần của giấm táo có chứa nhiều enzyme cùng hàng loạt chất dinh dưỡng, axit axetic… Các thành phần này có khả năng ức chê sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Để tận dụng hiệu quả của nguyên liệu này, bạn chỉ cần dùng 2 muỗng giấm táo kết hợp với 1 muỗng mật ong, nửa muống nước cốt chanh rồi hòa trong 1 cốc nước lọc để uống. áp dụng mỗi ngày 2 lần là bạn sẽ thấy các biểu hiện bệnh được cải thiện đáng kể.

Nhưng cũng do tính axit mà giấm táo có thể làm gia tăng tính axit của nước tiểu gây ra tình trạng nóng rát ở bộ phận Sinh d*c. Chính vì vậy hãy ngưng sử dụng nếu không cảm thấy thoải mái.

2/ Nước ép nam việt quất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ cần dùng 1 ly nước ép nam việt quất thì các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu sẽ được cải thiện đáng kể.

Đó là do trong thành phần của quả này có chứa nhiều proanthocyanidins có khả năng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn E.Coli. Từ đó việc tấn công của vi khuẩn E.Coli vào khu vực niệu đạo sẽ ngày càng khó khăn hơn.

3/ Tỏi

Không chỉ là một gia bị quen thuộc mà tỏi còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm những triệu chứng của viêm niệu đạo.

Bạn có thể dùng nước ép tỏi để uống hàng ngày để thấy được công dụng. Ngoài ra nhiều người còn đặt tỏi vào *m đ*o để giảm tình trạng viêm.

4/ Sữa chua

Thói quen ăn sữa chua mỗi ngày cũng là cách giảm các triệu chứng viêm niệu đạo mà bạn nên tận dụng. Vì sữa chua có chứa nhiều pribiotic có khả năng tăng cường nồng độ của vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Điều này giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và hỗ trợ điều trị bệnh.

5/ Trà xanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong trà xanh có chứa nhiều chất kháng khuẩn Catechin EGC có tác dụng chống lại vi khuẩn E.Coli. Việc duy trì thói quen uống nước trà xanh vào mỗi ngày có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

6/ Thực phẩm giàu vitamin C

Chúng ta vẫn hay nhấn mạnh vai trò của vitamin C trong việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Nhưng có lẽ ít ai biết vai trò của loại vitamin này trong việc điều trị bệnh viêm niệu đạo. Nó có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli khá tốt.

Bạn có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: đu đủ, bông cải xanh, các loại trái cây có múi… Chú ý hạn chế các thực phẩm nhiều axit vì dễ làm cho vùng niệu đạo bị đau rát.

Viêm đường tiết niệu nên kiêng

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn một số loại đồ ăn có thể làm cho bệnh viêm niệu đạo ngày càng trầm trọng hơn. Chẳng hạn như:

1/ Hải sản

Trong hải sản có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều histamin không tốt cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo. Vì chất này có thể làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy làm cho người bệnh luôn có cảm giác khó chịu. Chính vì vậy nên hạn chế ăn khi mắc bệnh.

2/ Đồ ăn chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ đồng thời không hợp vệ sinh. Điều này có thể tác động không tốt đến hoạt động của đường ruột làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy cần phải hạn chế nhóm đồ ăn này khi đang mắc bệnh.

3/ Đồ ăn mặn

Người bệnh nên hạn chế dùng muối trong khẩu phần ăn của mình. Vì muối có thể làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn E.coli, làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.

4/ Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Nhóm đồ ăn này có thể làm gia tăng các phản ứng trong cơ thể, làm cho vi khuẩn E.coli có cơ hội phát triển. Chính vì vậy cần phải hạn chế tối đa trong quá trình điều trị bệnh.

Qua những gì được chia sẻ chắc hẳn bạn đã biết khi bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh. nếu vẫn còn thắc mắc thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cặn kẽ hơn về cách điều trị cũng như sinh hoạt khoa học nhất.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-duong-tiet-nieu-nen-an-va-kieng)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Xoa bóp bấm huyệt làm trong giai đoạn có tê, đau, khó chịu, cứng khớp vùng cổ gáy có hiệu quả tốt
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY