Hô hấp hôm nay

Biến chứng của quai bị

viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng là những biến chứng khi điều trị quai bị không đúng.
Biến chứng khi điều trị bị quai bị không đúng:

Viêm tuyến nước bọt

Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không đối xứng. Một số người bệnh do tuyến nước bọt sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, nhưng khi sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau.

Có 3 vị trí đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau nên khó nhai, khó nuốt. Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt thì hiện tượng sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần.

Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt do virus quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác, một đặc điểm rất cần được lưu tâm trong chẩn đoán bệnh quai bị.

Viêm tinh hoàn:

Viêm tinh hoàn do virus quai bị thường hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành. Có khoảng từ 10 - 30% bệnh nhân kèm theo viêm tinh hoàn. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn.

Bệnh nhân thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ. Ngoài ra, có thể xuất hiện kèm theo viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng.

Bệnh viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày thì hết sốt. Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng, đau hẳn.

Viêm tinh hoàn gây hậu quả teo tinh hoàn: Muốn biết có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi khoảng vài tháng mới có thể chắc chắn. Cũng không nên lo lắng quá về bệnh của mình bởi vì tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị gây ra rất thấp, cũng chỉ khoảng 0,5% mà thôi.

Nếu teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động Sinh d*c và sinh sản.

Viêm buồng trứng

Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới thì ở nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng; tuy rằng chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Viêm tụy, viêm não, viêm màng não cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những bệnh này gặp trong viêm quai bị là thấp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nên cần hết sức cảnh giác.

Đơn vị kiểm duyệt: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương - Bộ Y tế (T5g.org.vn)

Theo Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bien-chung-cua-quai-bi-n246752.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi cắt bỏ tiền liệt tuyến, nam giới có thể đối diện với một số tác dụng phụ làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang.
  • Trong điều trị sỏi thận thường có 3 phương pháp được dùng: Điều trị nội khoa, điều trị bằng phương pháp ít sang chấn, phẫu thuật.
  • Gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém, đi khám lại và được chẩn đoán là u hạt vàng thận. Sau điều trị tạm thời ổn định.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY