Biến chứng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
Trước đây, bệnh sùi mào gà được coi là lành tính nhưng ngày nay đã gặp một số trường hợp trở thành ác tính (ung thư cổ tử cung và ung thư D**ng v*t).
Sùi mào gà gặp chủ yếu ở bộ phân Sinh d*c nam hoặc nữ, ngoài ra còn gặp ở một số bộ phận khác của cơ thể.
Tác nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà là virút human papova (HPV). HPV cũng có thể kết hợp với virút gây bệnh hạt cơm ở các vùng da khác của cơ thể như ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân.
Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận Sinh d*c là chính nhưng cũng có thể gặp ở các bộ phận khác của cơ thể. Thời kỳ ủ bệnh khá dài thường từ 2 - 9 tháng sau khi có quan hệ T*nh d*c với người có mang mầm bệnh HPV.
Lúc đầu bệnh biểu hiện ở bộ phân Sinh d*c (nam hoăc nữ) nổi lên những sùi nhỏ, mềm, lồi cao lên như những nhú gai có đường kính từ 1 - 2mm. Nốt sùi có màu hồng, có nhiều nhánh kèm theo các nhú gai và càng ngày càng lớn dần lên trông giống như mào của con gà.
Nốt sùi này phát triển dần dần, lan ra các vùng xung quanh và đôi khi phát triển có thể dài tới vài xăngtimét. Thương tổn chủ yếu là những sùi nhỏ, tròn trông giống như những đĩa bẹt, bề mặt xù xì hoặc liên kết với nhau thành một đám nhỏ, mềm. Sùi mào gà có thể lan rộng ra xung quanh trông giống như: hoa súp lơ (ở vùng *m đ*o của phụ nữ, sùi mào gà có màu hơi trắng). Bề mặt của sùi mào gà có thể mềm, dễ bị mủn ra, ẩm ướt. Sùi mào gà có thể gặp bất kỳ chỗ nào của bộ phận Sinh d*c nam và nữ.
Ở nam giới sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo và đôi khi còn gặp cả ở da bìu.
Ở phụ nữ, sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng âm vật, âm hộ, môi lớn, môi bé và còn có thể gặp cả ở cổ tử cung. Bệnh có thể xuất hiện cả ở vùng hậu môn (cả trong và ngoài). Khi điều kiện thuận lợi như: ẩm ướt hoặc đang trong thời kỳ mang thai, bệnh sùi mào gà có thể phát triển nhanh hơn, to hơn, màu đỏ và tiết dịch có mùi hôi.
Đặc điểm của bệnh sùi mào gà là gây cảm giác khó chịu khi đi lại nhất là các trường hợp sùi mào gà phát triển to quá. Khi bị sang chấn hoặc cọ xát có thể làm chảy máu. Ngoài ra sùi mào gà cũng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây sốt, hạch bẹn sưng to, nốt sùi có thể có mủ, nếu lấy mủ xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy) sẽ phát hiện ra loại vi khuẩn, đây là loại vi khuẩn gây bội nhiễm làm cho bệnh sùi mào gà phức tạp thêm chứ không phải là căn nguyên chính gây nên bệnh sùi mào gà.
Do bệnh sùi mào gà xuất hiện ở bộ phận Sinh d*c, hậu môn cho nên có thể nhầm với một số biểu hiện của bệnh giang mai hoặc bệnh u mềm, u hạt bẹn. Bệnh giang mai thời kỳ thứ 2 thường xuất hiện các sùi phẳng nhưng nền rắn, có mầu hơi trắng trông gần giống với bệnh sùi mào gà. Bệnh u mềm có các sùi phát triển tương đối nhiều ở ngay trên vùng da của bộ phận Sinh d*c và cả hậu môn, để phân biệt với sùi mào gà, bệnh u mềm thường thấy các sẩn nhỏ, tròn và lõm ở trung tâm.
Khi nghi bị bệnh sùi mào gà cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên e ngại để được xác định và điều trị. Việc điều trị càng sớm càng có lợi cho người bệnh, bởi vì, để muộn có thể gây biến chứng như dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung (nữ giới), ung thư D**ng v*t (nam giới).
Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể đơn độc, có thể kết hợp. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự dùng Thu*c điều trị. Bởi vì, làm như vậy bệnh không khỏi và nhiều trường hợp bệnh nặng thêm, nguy hiểm thêm. Ngoài ra, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, cần được xét nghiệm nuôi cấy để biết loại vi khuẩn gì, trên cơ sở đó phòng xét nghiệm còn tiến hành thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ nhằm tìm loại kháng sinh thích hợp nhất cho bác sĩ lâm sàng có cơ sở lựa chọn kháng sinh thích hợp điều trị có kết quả cao.
Đây là bệnh lây qua đường T*nh d*c cho nên trong thời gian mang bệnh và sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ T*nh d*c để tránh lây cho người vợ (chồng hoặc bạn tình) hoặc phải dùng bao cao su đúng quy cách, an toàn. Ngoài ra những người đã mắc bệnh sùi mào gà do quan hệ T*nh d*c với đối tượng không rõ lai lịch cũng nên chủ động đi làm xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai, lậu, bởi vì, đây là những bệnh có thể gặp lây qua đường Sinh d*c, tiết niệu. Hiện nay việc phát hiện các loại bệnh này bằng các “test” chẩn đoán nhanh rất thuận tiện và cũng không tốn kém lắm nhưng lại rất cần thiết. Trong cuộc sống sinh hoạt đừng quên vệ sinh bộ phận Sinh d*c ngoài hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng thích hợp và không mặc chung quần, áo, nhất là quần áo lót của người mắc bệnh sùi mào gà.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-sui-mao-ga-16700.html)