Chuyên đề hôm nay

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường

Viêm bàng quang, thận, phổi, nhiễm trùng da, răng miệng… là những biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trên có thể là nguyên nhân trực tiếp gây Tu vong cho họ.
Các biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường:
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Loại biến chứng này rất hay gặp, nữ nhiều hơn nam, gồm các thể sau:
Viêm bàng quang: Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, đái buốt, đái rắt. Nước tiểu đục, có cặn, có thể đái máu. Tuy nhiên, gần 90% trường hợp không có triệu chứng, để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm nước tiểu.
Viêm thận, bể thận: Đau vùng hông lưng, sốt cao, rét run; có thể đái đục hoặc đái máu.
Để phòng và phát hiện sớm nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân tiểu đường nên làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ (bằng que nhúng); hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có các triệu chứng trên.


Nhiễm khuẩn ở phổi
Hay gặp nhất là viêm phổi và lao phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc lao phổi ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 2-4 lần người bình thường. Bệnh thường nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ gây suy kiệt và Tu vong. Các dấu hiệu nghi ngờ có bệnh lao phổi là mệt mỏi, chán ăn, da xanh, ra mồ hôi đêm, gầy sút cân nhanh, sốt nhẹ về chiều, dai dẳng; ho khan kéo dài, có thể ho ra đờm hoặc máu, đau ngực, có thể khó thở.
Viêm phổi ở bệnh nhân tiểu đường thường nặng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng, dễ gây các biến chứng nguy hiểm như apxe phổi, nhiễm khuẩn huyết. Cần sớm đến khám bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng sốt cao, có thể rét run, ho, khạc đờm đặc, có thể khạc máu, đau ngực, khó thở…
Nhiễm trùng da và mô mềm
Viêm quầng đỏ, viêm mô tế bào: Xuất hiện các mảng đỏ trên da, đau, có thể có hạch, bàn chân có thể sưng to.
Loét chân, bàn chân: Hay gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân, lòng bàn chân. Thường có hoại tử ướt, có mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ.
Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt.
Nhiễm nấm: Hay gặp là nhiễm nấm ở bộ phận Sinh d*c (thường ở nữ, do nấm Candida), nấm ở kẽ giữa các ngón chân, có thể gây loét bàn nhân.
Nhiễm trùng răng miệng
Đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, gây rụng răng, mất răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng. Tình trạng viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, gây Tu vong nếu không được điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có thể bị một số nhiễm khuẩn khác hiếm gặp hơn như viêm túi mật khí thũng, viêm tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai…
Đa số bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nhiễm khuẩn cần được tiêm insulin để kiểm soát tốt đường máu, đồng thời dùng kháng sinh và các biện pháp điều trị đặc hiệu khác. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đang điều trị mà đường máu tăng cao không rõ lý do, bệnh nhân tiểu đường cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
AloBacsi.vn
Theo BS Phan Minh Tâm, Sức Khỏe & Đời Sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bien-chung-nhiem-khuan-o-benh-nhan-tieu-duong-n7089.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY