Khoa học hôm nay

Biến đổi khí hậu sẽ kéo Mùa hè dài 6 tháng?

Mùa hè sẽ trở nên dài và nóng hơn, trong khi mùa đông ngắn và ấm hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ảnh minh họa.

Theo scitechdaily, một nghiên cứu mới vừa nhận định, nếu chúng ta không nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì mùa hè ở bắc bán cầu sẽ có thể kéo dài tới 6 tháng vào năm 2100. các tác giả của nghiên cứu cho rằng sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, sức khỏe con người và môi trường.

Nghiên cứu vừa được đăng trên Geophysical Research Letters, tạp chí về các ngành khoa học Trái đất và không gian.

Vào những năm 1950, ở bắc bán cầu, 4 mùa diễn ra khá đều đặn. tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ và bất thường về độ dài và thời điểm bắt đầu của các mùa, khiến cho chúng có thể trở nên khắc nghiệt hơn trong tương lai.

“Mùa hè sẽ trở nên dài và nóng hơn, trong khi mùa đông ngắn và ấm hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu”, ông Yuping Guan, nhà hải dương học tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm về hải dương học nhiệt đới, Học viện Khoa học Trung Quốc, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu lịch sử về khí hậu hằng ngày từ năm 1952 đến năm 2011 để đo những thay đổi về độ dài và thời gian bắt đầu của 4 mùa ở bắc bán cầu. tiếp đó, họ sử dụng các mô hình biến đổi khí hậu đã được thiết lập để dự đoán các mùa sẽ thay đổi thế nào trong tương lai.

Kết quả cho thấy, trung bình, từ năm 1952 đến năm 2011, mùa hè tăng từ 78 lên 95 ngày, trong khi đó mùa đông giảm từ 76 xuống 73 ngày. Mùa xuân và mùa thu cũng giảm tương ứng từ 124 xuống 115 ngày và 87 xuống 82 ngày. Theo đó, mùa xuân và mùa hè bắt đầu sớm hơn, còn mùa thu và mùa đông bắt đầu muộn hơn. Ngoài ra, khu vực Địa Trung Hải và cao nguyên Tây Tạng trải qua những thay đổi lớn nhất trong chu kỳ mùa.

Các nhà nghiên cứu dự đoán, nếu những xu hướng này vẫn tiếp tục mà không có bất kỳ nỗ lực nào để giảm thiểu biến đổi khí hậu thì vào năm 2100, ở bắc bán cầu, mùa đông sẽ chỉ kéo dài hơn 2 tháng, mùa hè kéo dài 6 tháng.

“Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi các mùa trong năm gây ra những rủi ro đáng kể về môi trường và sức khỏe. Ví dụ: Các loài chim thay đổi mô hình di cư và cây cối ra hoa vào những thời điểm khác biệt so với trước. Sự thay đổi này có thể khiến cho các loài động vật và nguồn thức ăn của chúng bị lệch nhau, phá vỡ cộng đồng sinh thái”, ông Gupin nói.

Ảnh hưởng cực đoan

Những thay đổi về mùa có thể gây ra những hậu quả cực đoan hơn. ông congwen zhu, nhà nghiên cứu gió mùa tại học viện khoa học khí tượng bắc kinh, trung quốc cho biết: “một mùa hè nóng hơn và kéo dài hơn sẽ khiến gia tăng các đợt sóng nhiệt và cháy rừng. ngoài ra, mùa đông ấm hơn và ngắn hơn có thể ra các đợt lạnh và bão tuyết cực đoan, giống như ở texas (mỹ) và israel thời gian vừa qua.

Ông scott sheridan, nhà khoa học khí hậu tại đại học kent state cho biết: “nghiên cứu trên là điểm khởi đầu mang tính bao quát để hiểu được sự tác động của thay đổi giữa các mùa. thật khó để khái niệm hóa mức tăng nhiệt độ trung bình, nhưng tôi cho rằng việc nhận ra sự thay đổi này sẽ giúp chúng ta cảm nhận được nhiều hơn về những thay đổi tiềm ẩn mà biến đổi khí hậu đang gây ra, từ đó giúp chúng ta có hành động phù hợp”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/bien-doi-khi-hau-se-keo-mua-he-dai-6-thang-556014.html)

Tin cùng nội dung

  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ cơ thể hoặc là một phản ứng của niêm mạc đường hô hấp khi có tác dụng nhân kích thích (dị ứng).
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho cũng là một triệu chứng biểu hiện khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm do các nguyên nhân khác nhau.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Mangyte ơi, cháu bị cảm cúm, hắt xì, sổ mũi liên tục. Sau khi mua Thu*c uống cháu bị nấc liên tục đến bây giờ là hơn 1 ngày...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY