Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất

Biểu hiện của dị ứng nước thường là: nổi mề đay, nổi mụn, nổi ban đỏ, mẩn ngứa,... Để chữa trị nhanh chóng, người bệnh có thể uống Thu*c, bôi kem dị ứng,...

dị ứng nước là tình trạng làn da bị mề đay, mẩn ngứa tạm thời do tiếp xúc với nước giếng, nước hồ bơi, nước máy,… các tạp chất, hóa chất có trong những nguồn nước này dễ gây viêm da tiếp xúc cho người có làn da mẫn cảm. bài viết này trình bày khái quát những biểu hiện của dị ứng nước và gợi ý một số cách điều trị nhanh nhất, bạn đọc có thể tham khảo.

Dị ứng nước là gì?

Dị ứng nước là tình trạng cơ địa không tương thích với nguồn nước bệnh nhân đang tiếp xúc, sử dụng. nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là: trong nước có chứa một thành tố nào đó không tương hợp với làn da của người sử dụng. từ đó, cơ thể sẽ có những phản ứng lại các tác nhân không tương thích với da. trong quá trình cơ thể sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, lượng histamine cũng tăng lên đột ngột. do đó, những biểu hiện của dị ứng sẽ bắt đầu xuất hiện.

Thông thường, những biểu hiện của dị ứng nước sẽ xuất hiện ngay trên bề mặt da. các chuyên gia da liễu gọi đó là chứng viêm da tiếp xúc. uống nước, sử dụng nước trong nấu ăn cũng là những điều kiện khiến cho bạn gặp phải chứng dị ứng nước.

Các nguồn nước dễ gây ra tình trạng dị ứng, viêm da tiếp xúc cho người sử dụng là:

    Nước giếng: Nước giếng có chứa nhiều chất độc, chưa được xử lý và khử trùng. Các chất độc này thường không tương thích với da nên dễ gây viêm da.

Dị ứng nước còn là một căn bệnh mạn tính. tuy nhiên, đây chỉ là một căn bệnh hiếm gặp. đó là trường hợp cơ thể, làn da của bệnh nhân luôn bị dị ứng khi gặp nước. căn bệnh này đang được các nhà khoa học nghiên cứu. nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể là do di truyền. làn da người bệnh có những chất không tương thích với hợp chất hidro và oxi.

Biểu hiện của chứng dị ứng nước

Thông thường, biểu hiện của chứng dị ứng nước sẽ thể hiện ngay trên bề mặt da và người bệnh có thể cảm nhận được qua xúc giác, thị giác. trong nhiều trường hợp, dị ứng nước có thể còn có những biểu hiện khác, ở môi trường bên trong cơ thể.

Một số triệu chứng thường gặp của dị ứng nước là:

    Da nổi mẩn đỏ;

Những biểu hiện như khó thở, choáng váng, mệt mỏi,… cho bệnh nhân biết chứng dị ứng nước đang diễn ra ở mức độ nặng.

Dị ứng nước có nguy hiểm không?

Dị ứng nước không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. tuy nhiên, đây là căn bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. những dị ứng trên da có thể gây đau rát, ngứa ngáy. nếu chăm sóc không đúng cách, thường xuyên cọ gãi, da có thể sẽ bị trầy xước, bội nhiễm, viêm loét.

Nếu người bệnh gặp phải tình trạng mệt mỏi, choáng váng, đau bụng,… sức khỏe người bệnh có thể bị đe dọa.

Khi bị dị ứng với nước, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị, không nên chủ quan bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà.

Những cách trị dị ứng nước nhanh nhất

Để việc điều trị dị ứng nước có kết quả tốt, người bệnh cần được bác sĩ xác định đang ở trong trường hợp nào. nếu người bệnh chỉ đang dị ứng tạm thời, việc điều trị có thể chỉ diễn ra trong vài ngày sẽ khỏi. nếu người bệnh bị mắc chứng dị ứng mạn tính với nước, việc điều trị cần có thời gian hoặc có thể sẽ không thể điều trị được.

Một số cách chữa trị dị ứng nước nhanh nhất là:

1. Uống Thu*c

Khi bị dị ứng, lượng histamine trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường rất nhiều lần. Để cải thiện tình trạng ấy, người bệnh có thể dùng một số loại Thu*c kháng histamine. Các loại Thu*c uống kháng thụ thể histamine như Dexchlorpheniramin, Hydroxyzine, Chlorpheniramine,… thường sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ. Hiện nay, các nhà khoa học đã cho ra đời dòng Thu*c kháng histamine mới, khắc phục được nhược điểm gây buồn ngủ.

2. Tiêm Thu*c

Bên cạnh dùng Thu*c uống kháng histamine, người bệnh cũng có thể áp dụng biện pháp tiêm Thu*c để cải thiện nhanh tình trạng dị ứng nước. bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp Thu*c kháng histamine vào cơ thể của người bệnh.

Thu*c omalizumab là một loại Thu*c dùng để điều trị hen suyễn. tuy nhiên loại Thu*c này cũng được dùng để điều trị dị ứng nước. Thu*c có tác dụng kháng các thụ thể h1 gây hen suyễn cho dị ứng thời tiết, mề đay ngoài da,…

3. Bôi kem ngoài da

Sử dụng kem bôi ngoài da cũng là một cách điều trị dị ứng nước. bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng một số loại Thu*c bôi chống dị ứng ngoài da. Thu*c bôi tại chỗ sẽ có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng nhanh và có chứa chất kháng khuẩn.

Bệnh nhân có thể dùng kết hợp kem bôi ngoài da với Thu*c uống để tình trạng dị ứng nước nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý, khi dùng các loại Thu*c uống, kem bôi, bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng được chỉ định. Người bệnh không nên lạm dụng Thu*c vì có thể gặp phải những tác dụng phụ, ngộ độc Thu*c hoặc ảnh hưởng đến gan thận.

4. Dùng Thu*c Đông y

Sử dụng các bài Thu*c đông y nói chung và các bài Thu*c nam nói riêng cũng là một cách giúp chứng dị ứng ngoài da cải thiện nhanh chóng.

Một số loại dược liệu từ thiên nhiên như lá cây khế, lá cây ổi, củ gừng, lá tía tô,… thường có sẵn một lượng kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn. người bệnh có thể đắp lá Thu*c nam lên da hoặc nấu nước tắm để giảm dị ứng. bên cạnh phương pháp đắp Thu*c trực tiếp lên da, người bệnh cũng có thể dùng các bài Thu*c uống để điều trị dị ứng từ bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, các bài Thu*c Nam thường có hiệu quả tùy vào cơ địa của mỗi người. Lưu ý, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài Thu*c Nam, Thu*c Đông y để chữa dị ứng.

5. Điều trị bằng quang học

Điều trị bằng quang học là phương pháp điều trị triệu chứng dành cho người dị ứng nước. bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng loại ánh sáng puva (bức xạ tia cực tím a) và phvb (bức xạ tia cực tiếp b) để ức chế các thụ thể histamine hoạt động.

Phương pháp điều trị bằng tia cực tím quang học mang lại tác dụng nhanh chóng, làm giảm ngay triệu chứng ngứa ngáy trên da khi bị dị ứng nước. tuy nhiên, chúng chỉ là những tác dụng tạm thời trong ngày. ngoài ra, phương pháp này có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da người bệnh về sau.

6. Chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp bị dị ứng nhẹ, người bệnh chỉ cần chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà để tình trạng dị ứng được cải thiện nhanh chóng.

Điều đầu tiên mà người bệnh nên thực hiện đó là tránh tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước gây dị ứng (nước giếng, nước máy, nước sông, nước hồ bơi,…).

Bên cạnh đó, người bệnh gần tắm gội hàng ngày bằng nước sạch, sử dụng loại xà phòng phù hợp với da. Người bệnh không nên ăn gãi ngứa mạnh tay vì có thể gây ra những trầy xước, viêm nhiễm trên da.

Người bệnh nên ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để sức đề kháng của cơ thể hoạt động tốt, đẩy lùi bệnh tình nhanh chóng.

Người bệnh cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm khiến cho các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn như: thịt bò, thịt gà, hải sản, Thu*c lá, bia rượu,…

Trên đây không chỉ là cách giúp các triệu chứng của dị ứng nước mau chóng biến mất mà cũng là một cách hỗ trợ điều trị bệnh. những bệnh nhân đang dùng Thu*c, đang bôi Thu*c để điều trị cũng cần chăm sóc da đúng cách để bệnh mau chóng thuyên giảm.

>> Gửi bạn video: Bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị mề đay, dị ứng

Bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về dị ứng nước và giới thiệu những phương pháp xử lý, giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! bạn đọc cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn cách điều trị phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-nuoc)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều người cho rằng thận hư chỉ có ở đàn ông nhưng theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng.
  • Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Vậy khi nước tiểu có màu đục là biểu hiện của bệnh gì?
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY