Hô hấp hôm nay

Biểu hiện dễ thấy nhất của các bệnh đường hô hấp và việc cần làm trong đại dịch

Những triệu chứng của bệnh COVID-19 dễ nhầm với các bệnh hô hấp thông thường khác. Để tránh những lo âu không đáng có, nhất là trong giai đoạn dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay, thì nếu có các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp cấp thì cần đi khám và điều trị sớm.

Nội dung bài viết:

Tiết trời giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản,... dưới đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp và biểu hiện, dấu hiệu nhận biết các bệnh lý này.

Viêm phế quản

Viêm phế quản đặc trưng bởi tình trạng đường hô hấp trong phổi bị viêm, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí.

Viêm phế quản phân loại gồm: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản cấp hay gặp hơn và thường do nhiễm virut (thường gặp ở trẻ). Viêm phế quản mạn tính thường liên quan tới Thu*c lá. Hút Thu*c lá và tiếp xúc thường xuyên hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính.

Các biểu hiện, dấu hiệu của viêm phế quản bao gồm: ho kéo dài; ho có đờm, có thể có lẫn máu; mệt mỏi; thở khò khè; khó thở; sốt; tức ngực... diễn tiến viêm phế quản thường lành tính tự khỏi sau 5-7 ngày. tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.

Bệnh hen phế quản (hen suyễn)

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường thở, gây khó thở, thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn với cường độ và tần suất khác nhau, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc phục hồi do điều trị. Quá trình viêm tăng nặng và gây co thắt, tăng đáp ứng của đường thở khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: Nước tẩy rửa, khói Thu*c lá, khói bụi...

Bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm (còn gọi là các tiểu phế quản). bệnh lý viêm tiểu phế quản thường là do virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp chiếm tới 30-50% các trường hợp mắc bệnh.

Viêm tiểu phế quản là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là 3-6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, đường thở của trẻ còn rất nhỏ, nếu mắc bệnh, các tiểu phế quản này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn gây ngừng thở, tím tái. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao; sau 3 – 5 ngày ho tăng, . Sau từ 3-5 ngày ho tăng, xuất hiện thở khó, thở rít cần cho trẻ đi khám và điều trị sớm nhất có thể. Tuy có triệu chứng tương tự hen suyễn, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần.

Viêm tiểu phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Ở những trường hợp sau, bệnh viêm tiểu phế quản có thể sẽ nặng, kéo hơn, nhiều biến chứng và thậm chí có thể gây Tu vong: trẻ có sẵn bệnh tim, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ sinh non - nhẹ cân, suy giảm miễn dịch.

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý dễ tái phát. Trẻ từng bị viêm tiểu phế quản có thể sẽ là yếu tố gây bệnh hen phế quản sau này.

Viêm phổi

Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc người bị suy giảm miễn dịch, nhưng đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong cho trẻ em trên toàn thế giới.

Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt nhẹ hoặc cao, khó thở, ho nhiều, có thể ho ra đờm hoặc lẫn máu. Ớn lạnh cơ thể có thể xảy ra vào lúc người bệnh bắt đầu bị nhiễm trùng.

Khi có dấu hiệu viêm phổi, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị sớm. đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Maichia sẻ về những lưu ý về nhận biết và điều trị các bệnh hô hấp trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Khi có các biểu hiện và triệu chứng của bệnh đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng. tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh:

- Hạn chế tụ tập tại những nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang;

- tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt;

- hạn chế đi lại, du lịch khi có biểu hiện ho, sốt;

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;

- Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ;

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh trạm tay lên mắt, mũi, miệng;

- Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng cần bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy;

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước để tăng cường miễn dịch cho cơ thể;

- tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa và các bệnh lý khác;

- chủ động điều trị và kiểm soát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính.

Truy cập website để biết thêm thông tin về phòng và điều trị các bệnh phổi mạn tính hoặc gọi tới tổng đài để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.

Xem đầy đủ tư vấn “” từ 2 chuyên gia  – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai;  – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương TẠI ĐÂY.

điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của  (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ .

Thông tin tại  hoặc https://www.facebook.com/benhhenphequan/

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Lần cập nhật cuối: 20:04 16/12/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/bieu-hien-de-thay-nhat-cua-cac-benh-duong-ho-hap-va-viec-can-lam-trong-dai-dich-n413334.html)

Tin cùng nội dung

  • Mất ngủ, hay quên, khả năng tập trung kém... là một trong những biểu hiện của stress.
  • Phụ nữ hiện đại luôn phải đối mặt với áp lực, tâm lý nên dẫn đến tâm trạng không tốt. Tâm trạng buồn chán, chán nản và có biểu hiện như thế nào mới được phán đoán là trầm cảm.
  • Có rất nhiều người cho rằng thận hư chỉ có ở đàn ông nhưng theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng.
  • Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Vậy khi nước tiểu có màu đục là biểu hiện của bệnh gì?
  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.