Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bộ Công Thương: Sẽ cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân

(MangYTe) Chiều ngày 19/3, tại cuộc họp khẩn với các đơn vị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, kể cả trường hợp xấu nhất thì vẫn đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, sẽ không có địa phương nào bị thiếu hàng, sẽ không có khu vực nào bị gián đoạn nguồn cung các mặt hàng thiết yếu. Nhất là với trách nhiệm của một Bộ quản lý lưu thông hàng hóa và cân đối cung cầu, Bộ Công Thương khẳng định có thể đáp ứng được nhu cầu các thực phẩm thiết yếu của nhân dân. Ngay cả khi dịch bệnh kéo dài một tháng, hai tháng, 6 tháng và lâu hơn nữa. Trong tình huống khẩn cấp hơn, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ huy động nguồn dự trữ quốc gia, bởi Thủ tướng đã chỉ đạo rồi phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đời sống của người dân cần được ưu tiên hàng đầu.

Mặt khác, các đơn vị thuộc Bộ phải đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, công khai và minh bạch và không nên phụ thuộc vào một kênh liên lạc. Bối cảnh dịch bệnh, những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phải được cập nhật ngay, kịp thời và chuyển tới từng đơn vị để vào cuộc. “Đừng có gửi email cho Bộ trưởng mà hãy điện thoại trực tiếp, nhắn tin, hoặc viber để cá nhân tôi được tiếp nhận luôn và ngay. Chống dịch như chống giặc, chúng ta không thể chậm trễ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu.

Báo cáo tại cuộc họp Vụ Thị trường trong nước cho biết, đến nay đã có 55 tỉnh thành trong cả nước gửi báo cáo, trong đó đã có các “kế hoạch tác chiến”, kịch bản đối phó với dịch bệnh theo 5 cấp độ. Trong đó, đã tính đến các tình huống nếu dịch bệnh lan rộng, phức tạp mà phải cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh thì việc đưa các mặt hàng thiết yếu vào vùng dịch sẽ được tiến hành thế nào, các điểm báo hàng sẽ được bố trí ra sao? Nhất là các đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc cung ứng hàng hóa ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, kênh phân phối hàng hóa từ các điểm bán xăng dầu, cung cấp điện, đưa hàng vào siêu thị, điểm bán để đến tay người dân… và hiện tại, công tác này đang được tiếp tục và tăng lên thành cấp cao hơn, kể cả phương án nếu Hà Nội cách ly trên diện rộng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường theo các kịch bản diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, thành phố đã tính đến việc chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30% -50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng. Cụ thể: Gạo 46.485 tấn; thịt lợn 9.297 tấn; thịt trâu, bò 2.675 tấn; thịt gia cầm 3.099 tấn; trứng gia cầm 62 triệu quả; Dầu ăn 3.070 nghìn lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; Rau củ 51.650 tấn; Thủy hải sản (tươi, đông lạnh) 2.582,5 tấn; Thực phẩm chế biến 2582,5 tấn; Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 464.85 triệu gói.

Đối với khu vực bị cách ly, các phương án đã tính đến tình huống giả định khu vực bị cách ly khoảng 5.000 người trong thời gian 30 ngày. Trong đó định mức cho 01 người trong 30 ngày, gạo 18kg; thịt lợn 1,35kg; trứng gia cầm 15 quả; muối ăn, bột canh 0.15kg; thủy hải sản đông lạnh 1,56kg; thực phẩm chế biến 1,35 kg; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60 gói.

Tổng lượng hàng cần thiết là: Gạo 90 tấn; thịt lợn 6,75 tấn; trứng gia cầm 75 nghìn quả; muối ăn, bột canh 750 kg; thủy hải sản đông lạnh 7,8 tấn; thực phẩm chế biến 6,75 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60 nghìn gói.

Ngay trong chiều ngày 19/3/2020, Sở Công Thương đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu trên địa bàn để lên phương án và ước tính khả năng cung ứng hàng của từng doanh nghiệp để có phương án đưa hàng theo từng kịch bản bảo đảm nguồn cung trong các tình huống và bình ổn thị trường.

Đối với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đảm bảo ổn định thị trường, không để hiện tượng lợi dụng dịch bệnh đầu cơ tăng giá, hàng nhái hàng giả trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/bo-cong-thuong-se-cung-ung-du-cac-mat-hang-thiet-yeu-cho-nhan-dan-post75278.html)

Tin cùng nội dung

  • Trả lời về vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Luật ATTP đã quy định rõ tại các điều 61, 62,63 ,64, bên cạnh đó Nghị định của Chính phủ năm 2012 cũng nêu rất cụ thể.
  • Những ngày qua, việc hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi tới những thống nhất cuối cùng đã tạo nên sự hứng khởi cho các thành phần của nền kinh tế.
  • Cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt/1 tháng đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành.
  • Nếu đề xuất thuế mới được thông qua, giá xe ô tô động cơ dưới 2 lít sẽ giảm ít nhất gần 60 triệu đồng/chiếc. Ví dụ, một chiếc xe Kia Morning đang có giá 390 triệu sẽ giảm xuống còn 336 triệu.
  • Theo quy định tại Nghị định 83 về Kinh doanh xăng dầu, sau 15 ngày kể từ ngày 3/9, liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, đến ngày 18/9 tới đây sẽ điều hành giá xăng dầu tiếp theo. Căn cứ vào tình hình hiện tại, rất có thể giá xăng sẽ tăng từ 500 - 600 đồng/lít.
  • Sau 10 năm liên tiếp, Pharmed Healthcare Việt Nam tiếp tục chứng tỏ uy tín - chất lượng và một lần nữa sẽ mang tới cho các đơn vị tham dự cũng như khách tham quan cơ hội kết nối giao thương nhanh nhất,
  • Giá xăng dầu sẽ giảm từ 111 đồng đến 1.198 đồng/lít, kể từ 15h chiều nay, 3/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa cho biết.
  • Chỉ tính riêng từ tháng 6 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã nhiều lần được Bộ Công Thương điều chỉnh giảm giá và gần đây nhất, ngày 19/8, giá xăng RON 92 giảm 768 đồng/lít, xuống còn 18.536 đồng/lít, dầu diesel giảm 441 đồng/lít, dầu madut giảm 736 đồng/kg.
  • Trước tình hình kinh doanh gian lận về xăng dầu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức thực hiện nghiêm túc, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi kinh doanh xăng dầu trái phép,
  • Tính theo mức giá cao nhất với xăng A92 được Bộ Công thương đưa ra là 83,97 USD/thùng (dung tích 159 lít) mới đây, giá mỗi lít xăng nhập tại thị trường Singapore chỉ ở mức hơn 11 ngàn đồng/lít.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY