Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bỏ lỡ cơ hội vàng điều trị ung thư vì sợ mổ

Phát hiện ung thư dạ dày ba năm trước, cụ bà 84 tuổi ở Quảng Ninh được bác sĩ tư vấn nhập viện, song bà từ chối vì sợ.

Bà về nhà tự điều trị bằng các bài thuốc nam, đến khi bệnh ngày chuyển biến xấu mới nhập viện việt nam - thụy điển uông bí (quảng ninh), trong tình trạng đau bụng nhiều, buồn nôn, nôn, gầy yếu sụt cân. lúc này, ung thư dạ dày lan rộng biến chứng hẹp môn vị, các bác sĩ phải cắt 3/4 dạ dày, kèm theo vét hạch để giữ mạng sống.

Bác sĩ đánh giá nếu cụ bà nhập viện ngay lúc đầu thì việc điều trị sẽ đơn giản và khả năng tiến triển, phục hồi tốt hơn, song người bệnh lại từ chối điều trị. Bệnh nặng, khối u di căn, tuổi cao cùng nhiều bệnh lý nền cũng đặt ra thách thức với các bác sĩ khi gây mê và phẫu thuật.

Trường hợp khác là bệnh nhân nam, 55 tuổi ở hà nội phát hiện ung thư trực tràng giai đoạn 3 vào cuối năm 2019. phác đồ điều trị gồm hóa, xạ trị nhằm giảm kích thước khối u và khả năng phát tán tế bào ung thư. tuy nhiên, sau hóa trị, bệnh nhân bỏ dở, về nhà tự uống thuốc nam. 6 tháng sau, ông nhập viện do đại tiện khó khăn, bụng chướng, phải phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo bằng đại tràng sigma và không thể mổ loại bỏ u.

"tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị, không tin tưởng vào phác đồ của bác sĩ, dùng thuốc nam chữa ung thư khiến các bác sĩ rất lo ngại. nhiều trường hợp di căn nặng, hoại tử, không còn khả năng phẫu thuật, chỉ có thể điều trị giảm đau, kéo dài sự sống", bác sĩ hà hải nam, phó trưởng khoa ngoại bụng 1, bệnh viện k, nói. ông thêm rằng nhiều trường hợp còn kiêng cữ không khoa học, "bỏ đói tế bào ung thư", không ăn thịt đỏ, đậu nành, đường,... chỉ dùng nước pha chế từ các loại lá.

Theo bác sĩ nam, nhiều người cho rằng ung thư không được đụng "dao kéo". tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp cơ bản nhất trong điều trị ung thư. thậm chí, với một số trường hợp, đây được xem là phương pháp điều trị khỏi duy nhất. nhưng bác sĩ phải đảm bảo nguyên tắc mổ, đó là lấy rộng tổn thương kèm theo nạo vét hạch, và phải đúng chỉ định, đúng giai đoạn.

Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tin tưởng và thực hiện theo đúng phác đồ. Việc sử dụng thuốc nam, hay sử dụng sản phẩm chức năng... là phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng về tác dụng. Việc tự ý điều trị có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, khiến người bệnh bỏ lỡ "giai đoạn vàng", tốn kém kinh tế, tiên lượng kém hơn.

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân 84 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Không chỉ bệnh nhân ung thư sợ mổ, nhiều người bệnh khác cũng không tuân thủ phác đồ điều trị, trong đó có lượng lớn là nhóm bệnh nhân tim mạch. bác sĩ lưu quang minh, viện tim mạch,
bệnh viện trung ương quân đội 108, cho biết việc người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị không chỉ diễn ra ở việt nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. theo một khảo sát ở bệnh nhân tăng huyết áp, có đến 35% không tuân thủ thuốc điều trị, tức cứ 3 người chỉ có một người tuân thủ thuốc. trong nhóm tuân thủ cũng chỉ có 30% là tuân thủ tốt.

Bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, bệnh nhân cần phải duy trì thuốc đều đặn sau mổ. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân bỏ quên thuốc, tự ý dừng thuốc, không tái khám đúng hẹn, khiến bệnh nặng thêm, thấm chí phải trả giá bằng tính mạng. Bác sĩ Minh từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 59 tuổi có tiền sử đặt stent mạch vành, phải duy trì dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu với mục đích không bị nhồi máu tái phát. Sau đó, bệnh nhân dừng thuốc hai ngày thì thấy khó thở, tức ngực nhiều. Bà nhập viện trong tình trạng sốc, phù phổi cấp. Bác sĩ phải can thiệp bằng ECMO - phương tiện cứu chữa cuối cùng, song bệnh nhân vẫn không qua khỏi do tắc stent mạch vành cũ.

"bệnh nhân tim mạch sẽ khác với nhóm bệnh còn lại, họ không thể ngừng thuốc, nếu ngừng thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu một vài ngày là 'thấy đất thấy trời ngay'", bác sĩ minh nói.

Theo ông Minh, bệnh nhân nhồi máu cơ tim tái phát có mức độ nặng nề hơn rất nhiều, nguy cơ tử vong cao. Kèm theo đó là chi phí như đặt ECMO khoảng 100 triệu, đặt stent can thiệp mạch vành lần 2 vài chục triệu, cùng rất nhiều loại thuốc.

"Tuân thủ dùng thuốc hàng ngày chỉ tốn vài chục nghìn, còn không có thể mất vài trăm triệu mà không giữ được tính mạng", bác sĩ Minh nói, nhấn mạnh việc tuân thủ phác đồ sẽ giảm nguy cơ nhập viện, từ đó không gây áp lực cho y bác sĩ cũng như gia đình.

Lê Nga - Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bo-lo-co-hoi-vang-dieu-tri-ung-thu-vi-so-mo-4504512.html)

Chủ đề liên quan:

tim mạch tin nóng ung thư

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY