Gene di truyền có quyết định 100% chiều cao của trẻ?
Ở Việt Nam, chiều cao trung bình của trẻ từ 1-2 tuổi phát triển bình thường là 75-85 cm. Lấy chiều cao năm trẻ 2 tuổi nhân đôi lên sẽ dự đoán được số đo chiều cao khi trẻ trưởng thành.
Tuy nhiên, gene di truyền trong thực tế chỉ chiếm 60% sự ảnh hưởng, 40% còn lại được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày kết hợp với vận động thể dục thể thao vừa sức thì chiều cao của trẻ sẽ không còn là nỗi lo lắng thường trực của bố mẹ.
Ảnh minh họa |
Biện pháp nào để cải thiện chiều cao ở trẻ?
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hiệp hội Dinh dưỡng của Mỹ khuyên các bà mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn của con mình thật nhiều rau , trái cây và hạt ngũ cốc để cung cấp đủ vitamin và chất xơ giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Bên cạnh thịt, cá và trứng phải duy trì chế độ ăn giàu vitamin D và canxi như sữa, hải sản,… nhất là trong 3 độ tuổi phát triển (trong bụng mẹ, 0-3 tuổi, 10-18 tuổi) để trẻ đạt chiều cao tối ưu.
Chế độ dinh dưỡng không phải nhiều là tốt mà quan trọng cần phải được cân bằng hợp lý. Nếu cung cấp ít chất dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ gây béo phì.
2. Khuyến khích trẻ năng vận động và tập luyện thể thao
Bố mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho con trẻ vận động và tập luyện thể dục thể thao. Khi trẻ còn bé, hãy hướng dẫn trẻ tập những động tác đơn giản như co giãn chân, ngồi xuống đứng lên...
Đồng thời, điều chỉnh dáng ngồi và đi đứng sẽ giúp hệ thống xương của trẻ đàn hồi và định hình tốt hơn. Khi trẻ lớn một chút, bố mẹ nên hướng con trẻ tập luyện các môn thể thao có sức bật xa và vươn ra như bóng rổ, bơi lội, bóng chuyền, cầu lông…
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác cần được đảm bảo để trẻ có sức khoẻ tốt và phát triển chiều cao toàn diện như môi trường sống trong lành, vệ sinh an toàn thực phẩm, được tiếp xúc với nguồn nước sạch và sự quan tâm chăm sóc từ bố mẹ.
Gokuyuri
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: