Thận , Tiết niệu hôm nay

Bổ sung canxi đúng cách cho người bệnh sỏi thận

Làm thế nào để bổ sung canxi cho người mắc bệnh sỏi thận mà không làm tăng nặng tình trạng bệnh? Đây là một vấn đề nhiều bệnh nhân thắc mắc với các chuyên gia dinh dưỡng.

Đa số sỏi thận có thành phần chính là canxi, do đó có một số giả thuyết cho rằng nên hạn chế canxi để phòng ngừa sỏi thận. Nhưng con người cần canxi, đặc biệt là những người lớn tuổi và những người có nguy cơ cao bị gãy xương như phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh thì càng cần canxi hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là như thế nào cho đúng?

Sỏi thận và sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến nhất trong chuyên khoa tiết niệu, bệnh này chiếm tỷ lệ cao trong dân số từ 10% - 15%. Hơn 80% có thành phần là canxi kết hợp với oxalat hoặc phốtpho, còn lại là sỏi struvit, acid uric hoặc cystin.

Theo kết quả một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, những phụ nữ được cho uống và vitamin D có nguy cơ hình thành sỏi thận tăng cao hơn 17% so với những người dùng giả dược (placebo). Đây là một nghiên cứu có quy mô lớn với trên 35.000 phụ nữ tham gia và được theo dõi trong thời gian trung bình 7 năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác với quy mô gần 100.000 nữ y tá độ tuổi từ 27 - 44 và chưa có tiền sử bị sỏi thận, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những y tá ăn thức ăn có chứa nhiều canxi có nguy cơ phát triển thấp hơn những người ăn thức ăn có chứa ít canxi.

Từ kết quả 2 nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, nhưng chế độ ăn với thức ăn có chứa nhiều canxi lại giảm nguy cơ sỏi thận.

Điều này có thể giải thích do hằng ngày, trong thực phẩm chúng ta ăn vào đều có chứa oxalat, khi trong khẩu phần ăn có chứa nhiều canxi thì canxi sẽ kết hợp với oxalat tại ruột và đi ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa qua phân.

Nhưng khi chúng ta uống thì canxi sẽ hấp thu nhanh qua thành ruột vào máu, và kết hợp với oxalat tại thận, lắng đọng lâu ngày hình thành nên sỏi thận qua đường tiểu tiện.

Canxi cần thiết để phòng ngừa loãng xương và gãy xương ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, để phòng ngừa sỏi thận, chúng ta nên ăn các thực phẩm giàu canxi như bơ, phô mai hoặc uống sữa, sữa đậu nành thay vì uống các loại Thu*c và vitamin D. Đối với những người đã có tiền sử sỏi thận thì lại càng phải ăn thức ăn có nhiều canxi để tăng đào thải canxi oxalat qua đường tiêu hóa thay vì đường tiểu để ngăn ngừa tái phát bệnh.

Theo DS. Hồ Đức Cường - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bo-sung-canxi-dung-cach-cho-nguoi-benh-soi-than-n252399.html)

Chủ đề liên quan:

bổ sung bổ sung canxi sỏi thận

Tin cùng nội dung

  • Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY