Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai hôm nay

Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai

Bổ sung đúng cách vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung đúng cách vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ đem lại sự khởi đầu thuận lợi cho bé trong suốt thai kỳ và hạn chế những tai biến sau sinh nở cho sản phụ.

Bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hợp lý hàng ngày trong suốt thời gian mang thai sẽ giúp mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. tuy nhiên, giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, chế độ ăn của nhiều mẹ bầu trở nên xáo trộn do hiện tượng ốm nghén gây ra. các mẹ thường lo lắng việc mình không thể ăn uống ngon miệng, ăn rất ít, thậm chí cứ ăn xong lại nôn sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.

theo các chuyên gia, giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi chưa cần bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng vì vậy mẹ bầu ốm nghén không nên lo lắng nhiều. chỉ những trường hợp bà bầu bị nghén nặng dẫn tới mất nước, cơ thể suy nhược nghiêm trọng thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp. bên cạnh đó, chị em bầu bí cần học cách thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để tập trung bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. ngoài các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần thiết bổ sung vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu do không phải hàng ngày bữa ăn nào của chúng ta cũng đầy đủ các chất dinh dưỡng.

bo sung dung cach vitamin cho ba bau 3 thang dau - 1

Bổ sung vitamin đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu nhất thiết phải bổ sung đầy đủ:

Vitamin B6 - giảm ốm nghén cho bà bầu 3 tháng đầu

Vitamin b6 có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu và hệ thần kinh của thai nhi. bên cạnh đó, 3 tháng đầu mang thai, 70% bà bầu thường có biểu hiện ốm nghén ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. việc bổ sung vitamin b6 sẽ giúp hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thời kỳ đầy thai nghén.

Vitamin b6 có nhiều trong rau quả xanh, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 1,9 mg vitamin b6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. với mẹ bầu bị nghén nặng có thể bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vitamin b6 dạng uống, liều nhẹ để giảm thiểu triệu chứng.

Axit folic - dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ

Axit folic có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển não bộ và cột sống của thai nhi. đây là vitamin cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng.

Thậm chí, ngay từ khi có ý định mang thai và sau khi sinh 6 tháng mẹ bầu nên chú ý bổ sung axit folic. việc thiếu hụt axit folic có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ và cột sống ở trẻ. dị tật ống thần kinh có thể dẫn tới các bất thường về não và tủy sống gây ra dị tật bẩm sinh hoặc Tu vong ở thai nhi. việc bổ sung đầy đủ axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có thể hạn chế 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Người ta nhận thấy, có nhiều thực phẩm chứa axit folic như quả bơ, măng tây, lòng đỏ trứng gà, bông cải xanh, đậu tương... nhưng chúng dễ bị bay hơi và hòa tan trong nước do quá trình nấu ăn. vì vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ưu tiên bổ sung axit folic dạng viên uống.

+ Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên uống 400 mcg axit folic/ngày.

+ bà bầu, đặc biệt là thai phụ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung 400mcg – 600mcg axit folic/ngày. trường hợp, mẹ bầu có tiền sử mang thai sinh con bị dị tật ống thần kinh hoặc có vấn đề về tật nứt đốt sống cần bổ sung 4.000 - 5000 mcg axit folic mỗi ngày có sự hướng dẫn của bác sĩ.

+ Phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ hàng ngày nên uống 500 mcg axit folic.

Sắt – bạn đồng hành để mẹ bầu tỉnh táo

Thiếu sắt trong thời kì mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể uể oải khó tập trung làm việc, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ thai suy dinh dưỡng, sinh non, sảy thai...

Việc bổ sung sắt cần được thực hiện xuyên suốt thời gian bầu bí, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nghén và kéo dài sau sinh với hàm lượng khuyến cáo từ 27 mg-45 mg mỗi ngày. nếu dùng quá liều sắt, mẹ bầu dễ đối mặt với hiện tượng táo bón hoặc nôn ói.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại viên sắt không gây táo bón được nhiều mẹ bầu lựa chọn. tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý tránh uống sữa và các chế phẩm từ sữa ngay khi vừa uống viên sắt. ngược lại, nên bổ sung thêm vitamin c khi uống sắt để cơ thể tăng khả năng hấp thu.

Thường xuyên uống nước và bổ sung chất xơ từ rau xanh để giảm thiểu hiện tượng táo bón thai kì.

Vitamin B12 – người bạn giúp bé yêu ngoan ngoãn

Vitamin B12 đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển số lượng các tế bào máu đỏ, tổng hợp methionin và quá trình nhân lên của tế bào trong cơ thể.

Ngoài axit folic, việc thiếu hụt vitamin b12 cũng có thể gây ra các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ có nồng độ vitamin b12 trong cơ thể thấp hơn 250mg/l sinh con có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao gấp 2-3 lần thai phụ được bổ sung đầy đủ. ngoài ra, những đứa trẻ có mẹ bổ sung vitamin b12 đầy đủ khi mang thai sau khi chào đời cũng ít quấy khóc, tâm trạng vui vẻ hơn những trẻ có mẹ thiếu hụt vitamin b12 trong thai kỳ.

Hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2,6mcg vitamin b12. loại vitamin này có nhiều trong các loại hải sản, trứng sữa, dầu thực vật, rau trái cây có màu xanh đậm... hoặc các loại Thu*c uống vitamin tổng hợp.

Ngoài bữa ăn hàng ngày cung cấp các vitamin cần thiết cho mẹ bầu, trên thị trường tân dược còn có nhiều loại vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu được chế xuất dưới dạng viên uống tổng hợp hoặc viên uống riêng biệt. để lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với mình, mẹ bầu nên thăm khám thai kì để được bác sĩ kê đơn chính xác, không nên tự ý mua Thu*c hoặc sử dụng các sản phẩm không có uy tín để tránh hiện tượng bà bầu bổ sung quá liều vitamin.

Theo Phương Thanh (Dịch từ NHS) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/bo-sung-dung-cach-vitamin-cho-ba-bau-3-thang-dau-c85a318779.html)

Tin cùng nội dung

  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY