Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bổ sung nước đúng cách mùa nắng nóng để tăng cường sức khỏe

Uống nước đúng cách không chỉ giúp làm mát mà còn tăng sức đề kháng trong ngày hè nóng bức.

Uống nước đúng cách

Bổ sung nước đúng cách mùa nắng nóng để tăng cường sức khỏe

Uống nước đúng cách để tăng cường sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet

Theo các bác sỹ khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải nên trẻ em dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa; người cao tuổi dễ bị đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Nắng nóng làm tăng nhu cầu về nước do cơ thể bị mất nước qua da (tăng tiết mồ hôi) và qua phổi (tăng nhịp thở). Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, giảm máu qua thận, giảm bài tiết nước tiểu, gây rối loạn chuyển hóa trong tế bào, làm tăng urê, tăng các sản phẩm tan trong máu. Mất nước còn giảm đi những chất điện giải quan trọng trong cơ thể.

Lúc nắng nóng, mồ hôi thoát ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng hoặc làm việc ngoài trời nắng. Lúc này, cơ thể cần nước để cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong cùng một điều kiện lao động như nhau và lượng mồ hôi thải ra cũng tương đương, nhóm người được uống nước đầy đủ, đúng cách sẽ khỏe mạnh hơn, năng suất lao động cao và trạng thái mệt mỏi đến chậm hơn... còn ở nhóm uống nước hạn chế và nhóm uống nước không đúng cách (uống liền một lúc nhiều nước, để khát lâu mới uống...), cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn, năng suất lao động giảm.

Việc uống nước tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. vì vậy, mọi người cần uống nước đúng cách trong mùa hè để bảo vệ sức khỏe.

Trời nóng, đi ra ngoài về, cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy. tuy nhiên đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. điều này sẽ rất nguy hiểm với những người vừa chạy về hoặc làm việc nặng...

Đồng thời, uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri...; từ đó cảm giác khát lại càng tăng, chưa kể sẽ khiến bụng bị chướng, có thể bị nấc cụt. Do vậy giải pháp tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.

Bên cạnh đó, trời nóng bức nên nhiều người có nhu cầu uống nước mát lạnh thậm chí là nước đá. tuy nhiên thói quen uống nước đá, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (do nước đá được làm từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh) mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... vì vậy, nên uống nước ấm. nhiệt độ của nước thích hợp nhất là 10-30 độ c.

Đặc biệt, mọi người thường có thói quen chỉ uống nước khi khát và khi khát thì uống liên tục. đây là thói quen không tốt cần phải thay đổi bởi vì khi cơ thể cảm thấy khát là lúc cơ thể đã thiếu nước. vì vậy, việc uống nước đầy đủ, thường xuyên ngay cả khi không khát sẽ giúp mỗi người khỏe mạnh hơn, làm việc tốt hơn và lâu mệt mỏi hơn.

Nếu chỉ uống nước khi khát hoặc để khát lâu mới uống sẽ khiến người nhanh mệt mỏi. còn uống "ừng ực” cho thỏa cơn khát sẽ cản trở tiêu hóa, khiến tim đập nhanh, khó thở, ra mồ hôi lạnh…

Các bác sỹ cho biết trung bình đối với người trưởng thành cứ 1kg cần tối thiểu 40ml nước. nhu cầu nước của cơ thể còn tùy thuộc cơ địa và sinh hoạt của mỗi người, thời tiết và loại thực phẩm ăn. nếu ăn chế độ nhiều nước như cháo, súp... thì nhu cầu uống nước ít hơn; ngược lại nếu ăn cơm, bánh mỳ, hoặc bữa ăn không có canh thì nhu cầu uống nước tăng lên.

Con người cần uống nước nhiều hơn khi bị sốt cao, mất nước, khi thời tiết nóng, đổ mồ hôi nhiều, khi tập thể thao, khi bị nôn, hay tiêu chảy…

Tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước. uống nước quá nhu cầu cũng có thể đưa tới tình trạng ngộ độc nước. cách uống nước tốt nhất là rải đều lượng nước uống trong ngày. cách 30 phút lại uống vài ngụm nước hoặc uống khoảng 50-100ml nước dù không khát. đặc biệt, với trẻ em, việc cho uống nước rải đều trong ngày sẽ rất tốt cho trẻ.

Loại nước tốt cho sức khỏe mùa nắng nóng

Nước chanh

Chanh là một loại quả dùng để làm nước giải khát hoặc sử dụng làm gia vị. uống nước chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống nước chanh mỗi sáng không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch mà còn giúp đẹp da, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.

Uống nước chanh hàng ngày còn làm giảm được mức độ axit tổng thể của cơ thể.

Lưu ý: Đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi không nên uống nhiều nước chanh.

Bệnh nhân bị đau dạ dày cũng nên hạn chế việc uống nước chanh vì nước chanh có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm.

Nước sắn dây

Sắn dây cũng nên hạn chế việc uống nước chanh vì nước chanh có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm.

Nước dừa

Nước dừa chứa hàm lượng lớn clorua, kaki, magiê, natri, protein đồng thời giàu chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C.

Vì vậy, nước dừa được ưa chuộng vì không chỉ giúp giải khát mà còn tốt cho sức khỏe với thành phần tự nhiên.

Nước dừa tươi cung cấp lượng nước tinh khiết dồi dào, bù đắp kịp thời chứng mất nước của cơ thể.

Nước mía

Nước mía có tác dụng giải khát, bổ dưỡng nhờ mía có vị ngọt, tính hàn, giàu dinh dưỡng.

Trà xanh

Theo Health, khi thời tiết nắng nóng, uống trà không chỉ giúp giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hàm lượng cao chất chống ôxy hóa Epigallocatechin Gallate (EGCG) trong trà được chứng minh giúp giảm mệt mỏi, làm mát da, thải độc.

Uống 4 đến 5 tách trà (800 đến 1.000 ml) mỗi ngày còn giúp phòng một số bệnh như cao huyết áp, tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch...

Lưu ý: Không nên uống vào buổi tối để tránh gây khó ngủ.

Sinh tố rau má

Loại thảo dược này có vị đắng ngọt, tính hàn, ăn lúc còn tươi giúp duy trì sự trẻ trung. Rau má có chứa vitamin B1, B2, B3, C và K. Các loại vitamin này sẽ có tác dụng trong việc làm giảm bớt căng thẳng, giúp giải độc gan và giúp thúc đẩy tiêu hóa.

Xay lấy nước, thêm chút đường cho dễ uống, có tác dụng giải nhiệt tốt, giải độc, lợi tiểu.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/bo-sung-nuoc-dung-cach-mua-nang-nong-de-tang-cuong-suc-khoe-53871.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bo-sung-nuoc-dung-cach-mua-nang-nong-de-tang-cuong-suc-khoe/20210522042225565)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY