12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bộ Y tế cho phép tiêm trộn Moderna và Pfizer, nhưng chỉ trong trường hợp bất khả kháng

Theo Bộ Y tế, trong trường hợp bất khả kháng nếu nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì mũi 2 có thể dùng vaccine khác.

Tối 8/9, Bộ Y tế đã có thông báo cho phép sử dụng vaccine Pfizer tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng Moderna và ngược lại. Thông báo này được Bộ Y tế đưa ra sau phiên họp ngày 8/9 của Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vaccine. Buổi họp hội đồng tư vấn chuyên môn này xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vaccine COVID-19 nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch.

Bộ Y tế khẳng định, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2. Cụ thể như sau:

Nếu tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer hoặc vaccine Moderna.

Nếu tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer và ngược lại.

Nếu tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer và ngược lại.

Bộ Y tế nhấn mạnh, thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vaccie nói chung nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vaccine cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo các loại vaccine sẵn có tại từng thời điểm. Ví dụ như tiêm vaccine vector virus với vaccine mRNA, hoặc tiêm 2 loại vaccine mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...

Những ngày gần đây, TP.HCM cũng thông báo người đã tiêm mũi 1 là vaccine Moderna có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer, nếu người tiêm đồng ý. Đây được cho là giải pháp mới của TP.HCM để giải quyết tình trạng thiếu hụt vaccine Moderna.

Tuy nhiên, với những người đã tiêm trộn 2 loại vaccine, Bộ Y tế khuyến cáo nên giám sát chặt chẽ hơn để đề phòng biến chứng.

Nhưng người tiêm trộn vaccine cần giám sát chặt chẽ để đề phòng biến chứng.

Nhằm thực hiện Chiến lược vaccine COVID-19, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vaccine do Sinopharm sản xuất). Đồng thời, hiện nay các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vaccine bằng những công nghệ khác nhau với mục tiêu tăng cường độ phủ và đảm bảo tiêm đủ 2 liều để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và đe dọa nhiều nước trên thế giới thì vaccine vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giúp đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, những người đã tiêm vaccine dù đủ 2 liều vẫn cần phải thực hiện đúng 5K để đảm bảo an toàn chống dịch.

Xem thêm:

Vì sao không nên chà xát hoặc xoa bóp vết tiêm sau khi chủng ngừa vaccine COVID-19?

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/bo-y-te-cho-phep-tiem-tron-moderna-va-pfizer-nhung-chi-trong-truong-hop-bat-kha-khang-32001/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY