Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, để tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế đã có văn bản số 6140/BYT- KCB do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành ngày 30/7/2021 về vệc huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tại công văn này, bộ y tế đề nghị chủ tịch ủy ban nhân tỉnh, thành phố căn cứ diễn biến dịch tại địa phương, căn cứ điều 48 và điều 55 của luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, điều 39 và điều 53 của luật khám bệnh, chữa bệnh, để huy động nguồn lực từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn phục vụ hoạt động phòng chống dịch covid-19.

Ảnh minh họa.

Theo đó, bộ y tế đề nghị chủ tịch chỉ đạo sở y tế huy động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia công tác phòng chống dịch covid-19; tham gia tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh covid-19 phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện của cơ sở khi có yêu cầu.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm và có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia phòng chống dịch như đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; hỗ trợ các thiết bị phòng chống dịch, ưu tiên tiêm vaccine và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên của cơ sở khám bệnh chữa bệnh tư nhân theo quy định hiện hành.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân có trách nhiệm tham gia công tác phòng chống dịch, hỗ trợ giường bệnh, nhân lực, trang thiết bị triển khai tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 khi được phân công.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh nghiên cứu và thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

V.KHÁNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bo-y-te-de-nghi-cac-tinh-huy-dong-co-so-y-te-tu-nhan-tham-gia-chong-dich-20210730142611558.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Viện Nghiên cứu y - sinh học được hình thành ngay sau khi đất nước giành được độc lập đến nay đã được 70 năm.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 29.000 trường hợp mắc bệnh và 18 trường hợp Tu vong.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) trong đó đã có một số trường hợp Tu vong.
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở một số địa phương, tuy nhiên khi cán bộ đi tuyên truyền, phun Thu*c muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác như: Không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi...
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY