Sức khỏe hôm nay

Bốc hỏa không do mãn kinh, vì sao ?

Chị em thường nghĩ “bốc hỏa” là do mãn kinh ở phụ nữ. Nhưng trên thực tế, nhiều người chưa đến tuổi mãn kinh vẫn bị “bốc hỏa”. Vì sao vậy?
Do Thu*c hoặc thực phẩm gây bốc hỏa

“Bốc hỏa” do nhiều nguyên nhân ngoài mãn kinh: nhiều chị em chưa đến tuổi tiền mãn kinh nhưng vẫn bị những cơn bừng “bốc hỏa” hành hạ. Bạn sẽ bị cơn bốc hỏa khi thân nhiệt tăng cao, đắp chăn quá nóng, uống nước nóng, khi nhiệt độ phòng quá cao…

Cơn bừng bốc hỏa có thể là tác dụng không mong muốn của một số loại Thu*c bạn dùng như: Raloxifene (Evista) là loại Thu*c được kê cho người bị loãng xương; tamoxifen (Tamoxifen và Nolvadex) là loại Thu*c dùng để điều trị ung thư vú; do tác dụng không mong muốn của hóa trị; tramadol, là Thu*c giảm đau…Khi uống, các Thu*c này có thể làm da bạn nóng bừng như bốc hỏa trong người, tuy các tác dụng này thường hiếm gặp.

Các loại thức ăn cay nóng như: ớt, một vài loại thực phẩm đóng gói sẵn có thể tạo ra một sức nóng rất lớn, có thể làm giãn các mạch máu và kích thích các dây thần kinh. Một số người khi uống rượu, cũng có thể tạo ra cảm giác giống như bốc hỏa.

Bốc hỏa do căng thẳng

Khi bạn bị căng thẳng, lo lắng hoặc buồn rầu, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormone như epinephrine và norepinephrine. Các hormone này làm tăng lưu lượng máu và tạo ra cảm giác nóng khắp người. Trạng thái đỏ mặt, nóng bừng mặt cũng có thể là kết quả của rất nhiều các yếu tố, như căng thẳng, tổn thương tủy sống và chứng đau nửa đầu. Nóng bừng cũng có thể làm cho da chuyển sang màu đỏ và bạn sẽ có cảm giác rất nóng.

Mặt khác, nóng bừng có thể là phản ứng dị ứng của da với một số loại thực phẩm hoặc các tác nhân của môi trường như nhiệt độ, khói bụi, hóa chất…

Những rối loạn và bệnh lý gây bốc hỏa

Các cơn bừng bốc hỏa còn liên quan đến hormon. Các bác sỹ chuyên khoa cho rằng vùng dưới đồi là nguyên nhân chính của hiện tượng bốc hỏa, nó là một phần của não bộ có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Sự suy giảm estrogen một cách tự nhiên ở phụ nữ lớn tuổi có thể làm cho vùng dưới đồi hoạt động kém hiệu quả. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon.

Một số bệnh lý như: rối loạn tiêu hóa, chấn thương vùng đầu, rối loạn về gen…đều có thể dẫn đến bốc hỏa.

Bốc hỏa còn là triệu chứng của bệnh cường tuyến giáp. Đây là bệnh do tuyến giáp tăng hoạt động, thường xảy ra khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormon thyroid.

Bệnh cường giáp thường kèm theo các triệu chứng khác, như sụt cân nhanh, thay đổi về nhu động ruột, rối loạn nhịp tim… Việc điều trị cường giáp thường phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, các loại Thu*c chẹn beta hoặc các loại Thu*c dùng cho tuyến giáp được sử dụng để làm giảm các triệu chứng. Phẫu thuật có thể sẽ được chỉ định trong những trường hợp bệnh rất nặng, để loại bỏ vùng bị rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

Như vậy tình trạng bốc hỏa sẽ xảy ra ở hai trường hợp: một liên quan đến tiền mãn kinhmãn kinh và hai là các rối lọan bệnh lý không liên quan đến mãn kinh.

Tình trạng tiền mãn kinhmãn kinh gây ra các cơn bừng bốc hỏa, thường xảy ra khi phụ nữ bước vào tuổi 40 đến 50 trong đó giai đoạn tiền mãn kinh có thể xảy ra trước mãn kinh thực sự 10 năm. Điều này có nghĩa là phụ nữ sẽ phải trải qua cảm giác bốc hỏa rất nhiều năm trước khi chu kỳ kinh nguyệt của họ hoàn toàn chấm dứt. Bác sỹ sẽ cân nhắc dựa vào các triệu chứng, tuổi tác, tiền sử gia đình và thói quen lối sống của bạn, để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Các bệnh lý và rối loạn khác gây ra các cơn bốc hỏa ở mọi độ tuổi của phụ nữ, bao gồm các trường hợp nói trên đây.

Vì vậy chị em phụ nữ cần ghi lại nhật ký bốc hỏa để giúp bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh lý gây nên tình chứng bệnh này. Bạn nên ghi lại thật chi tiết mỗi lần bốc hỏa, bao gồm cả những gì bạn đã ăn trước khi bị bốc hỏa. Danh sách triệu chứng dạng như vậy có thể giúp xác định được những thói quen nào bạn nên thay đổi và cũng có thể giúp bạn tránh được các nguyên nhân và giảm các triệu chứng khó chịu.

BS. Ninh Hồng

(Theo Healthline)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/boc-hoa-khong-do-man-kinh-vi-sao--n132508.html)

Chủ đề liên quan:

bốc hoả bốc hỏa phụ nữ mãn kinh

Tin cùng nội dung

  • Ung thư buồng trứng được xem là “kẻ Gi*t người thầm lặng” đối với phụ nữ.
  • Các biện pháp điều trị loãng xương sau mãn kinh hiện nay có thể làm giảm tới một nửa nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh đã có giảm mật độ xương.
  • Thuốc kháng giáp rất quan trọng trong điều trị cường giáp. Những Thuốc kháng giáp chính có thể được sử dụng: methimazol, carbimazol, propylthiouracil (PTU)
  • Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành. Nó là sản phẩm tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người đứng tuổi và trẻ nhỏ.
  • Mãn kinh là hiện tượng S*nh l* diễn ra ở nhóm phụ nữ trung tuổi, gây ra hàng loạt thay đổi về thể chất lẫn tinh thần như bốc hỏa, tăng cân, bất ổn tâm tính hay mất ngủ...
  • Y học định nghĩa mãn kinh là một năm không có kinh. Đây là biến đổi thông thường và lâu dài, nó bắt đầu ngay từ tuổi 30 - 40 và kéo dài đến tuổi 50 - 60. Nếu sau 1 năm không có kinh tự nhiên thấy có máu là dấu hiệu không bình thường nên đi khám và tư vấn bác sĩ ngay.
  • Mãn kinh là một giai đoạn S*nh l* tự nhiên của người phụ nữ, biểu hiện sự hết kinh vĩnh viễn sau khi buồng trứng ngưng tiết estrogen. Tuổi mãn kinh là tuổi chấm dứt hoàn toàn kinh nguyệt, xảy ra sau một khoảng thời gian từ 2 -5 năm với những triệu chứng ban đầu kinh nguyệt bị rối loạn, giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh.
  • Một vài động tác tự xoa bóp đơn giản, dễ phổ biến, dễ thực hiện, an toàn và đáng tin cậy, cho chị em tự chăm sóc sức khỏe.
  • Thời kỳ tiền mãn kinh, cơn bốc hỏa thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng khó chịu như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, giật mình, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt...
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY