Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

BS hướng dẫn ăn uống tăng sức đề kháng ngừa virus Corona

(MangYTe)- Tăng cường dinh dưỡng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng chống các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như virus Corona mới (nCoV).

Một cơ thể khỏe mạnh với hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng sẽ giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh tật, nhất là loại virus như chủng virus corona mới (nCoV) đang hoành hành.

Sau đây là một số lời khuyên lựa chọn thực phẩm của BS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về cách lựa chọn thực phẩm giúp tăng sức đề kháng.

1.  Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng

Để các bộ máy của cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch hoạt động bình thường thì cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.

Trước hết, trong thành phần bữa ăn hằng ngày của chúng ta cần có chất bột đường để cung cấp năng lượng; chất đạm, chất béo để xây dựng nên các thành phần của một hệ miễn dịch.

Mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu, do đó, chúng ta nên ăn đa dạng, cân bằng tất cả các loại thực phẩm chứa chất bột đường (cơm, bún, phở, bánh mì...).

Cạnh đó là các nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa..). Một ít chất béo từ dầu hoặc các loại hạt và tăng cường gấp đôi rau xanh, trái cây trong khẩu phần để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2. Bổ sung vitamin, khoáng chất có cần thiết trong mùa dịch này không?

Một số thực phẩm có nhiều chất chống ôxy hóa như vitamin A, vitamin C, Kẽm, vitamin β-Carotene, PolyPhenol... có vai trò kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chẳng hạn vitamin C, vitamin E có nhiều trong sơ-ri, cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi, các loại rau có màu xanh đậm… giúp  tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các loại thực phẩm khác như trứng, sữa tách béo, hải sản có nhiều vitamin D giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Chế độ ăn nên cân bằng giữa chất bột đường, chất đạm và gấp đôi rau xanh. Ảnh minh họa: Internet

Một số thực phẩm đặc biệt khác như hành, trà, tỏi, gừng có những chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch.

Lợi khuẩn đường ruột Probiotic có nhiều trong sữa tươi giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ virus. Các chất xơ tan từ gạo ít xay xát, lúa mạch, chuối, cam, khoai lang… sẽ cung cấp nguồn bổ dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột này.

Bên cạnh đó, nước tham gia vào tất cả các quá trình S*nh l* của cơ thể nên chúng ta cần uống đủ nước, ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn khi tập thể dục, vận động mạnh. Một khi cơ thể bị mất nước thì việc chống lại tác nhân gây bệnh cũng bị ảnh hưởng theo.

3. Có thực phẩm riêng để tăng cường miễn dịch hệ hô hấp không?

Hệ hô hấp cũng giống như tất cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể, phụ thuộc vào bộ máy miễn dịch chung bao gồm: các tế bào diệt vi khuẩn và các kháng thể. Để các tế bào hoạt động bình thường, cơ thể đều cần những chất dinh dưỡng nói trên. Không có thực phẩm đặc biệt nào dành riêng cho hệ hô hấp để tăng cường sức đề kháng.

Theo một số nghiên cứu, nếu cơ thể thiếu vitamin D thì làm cho tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp sẽ cao hơn. Vì vậy, chúng ta phải bảo đảm cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Vitamin D có 2 nguồn cung cấp từ ánh nắng mặt trời hoặc từ thực phẩm như sữa tách béo hoặc trứng, nấm, hải sản...

4. Có cần thiết bổ sung thực phẩm chức năng?

Thực phẩm chức năng có vai trò trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn, nếu cơ thể một người suy dinh dưỡng, chắc chắn sẽ thiếu những chất dinh dưỡng. Hoặc người có hệ miễn ích yếu hay đang mắc bệnh nào đó thì có thể bổ sung thực phẩm chức năng, tức bổ sung những vitamin khoáng chất từ Thu*c để cung cấp thêm cho những chất dinh dưỡng bị hao hụt. Thành phần trong thực phẩm chức năng sẽ nhiều hơn so với những chất dinh dưỡng lấy từ thực phẩm cần thiết.

Đối với những người khỏe mạnh, bình thường, không nên lạm dụng vì sử dụng thường xuyên những Thu*c hoặc thực phẩm chức năng, có khả năng dư vitamin và khoáng chất cho cơ thể hoặc gây ra những tác dụng phụ  đối với cơ thể.

Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona

(PLO)- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona mới (nCoV).

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/bs-huong-dan-an-uong-tang-suc-de-khang-ngua-virus-corona-888452.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY