Kinh tế xã hội hôm nay

Ca nhiễm Covid-19 cuối cùng của Việt Nam đã 2 lần xét nghiệm âm tính

12 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm bệnh Covid-19 mới, bệnh nhân thứ 16 của Việt Nam đang điều trị tại Vĩnh Phúc đã có xét nghiệm âm tính 2 lần với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Sáng 25-2, tại Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) với 63 tỉnh, thành phố tại hơn 700 điểm cầu.

Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh nhân N.V.V. (50 tuổi), người nhiễm Covid-19 duy nhất đang điều trị tại Phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, đã có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần. Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân đã khỏi bệnh, đủ điều kiện để xuất viện.

Nam bệnh nhân cuối cùng nhiễm Covid-19 tính đến thời điểm này đã khỏi bệnh

Bệnh nhân N.V.V. là bố đẻ của bệnh nhân N.T.D. (1 trong 8 công nhân về từ Vũ Hán và là ca bệnh được xác định trước đó). Bệnh nhân ở cùng nhà với bệnh nhân D. trong thời gian lúc bệnh nhân D. trở về Việt Nam từ Vũ Hán đến lúc được nhập viện cách ly. Mẹ và em gái của bệnh nhân D. cũng đã được xác định mắc bệnh Covid-19. Hiện 3/4 thành viên trong gia đình bệnh nhân V. đã được xuất viện là vợ và 2 con gái.

Tại hội nghị trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết trong thời gian qua, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 mới được triển khai hết sức quyết liệt từ trung ương đến địa phương. Dịch bệnh tại Việt Nam hiện nằm trong tầm kiểm soát tốt. Đến nay, tất cả 16 trường hợp nhiễm bệnh đã điều trị phục hồi, từ ngày 13-2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như tại Hàn Quốc, Iran…

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các cấp các ngành, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch. Thực hiện giám sát tốt ngay tại cửa khẩu, điều tra xác minh ca nghi ngờ, người tiếp xúc, làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn để chống lây nhiễm chéo trong cơ sở điều trị. Người dân nên hạn chế tối đa việc đến nơi có dịch khi không cần thiết. Nếu đi, khi quay về Việt Nam thì cần thực hiện cách ly trong 14 ngày.

Theo GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, đối với bệnh truyền nhiễm thì việc cách ly đặc biệt quan trọng. Do đó, khi buộc phải cách ly, ngành y tế rất mong người dân hợp tác với ngành y tế. Bài học cách ly ở Vĩnh Phúc cũng là một kinh nghiệm trong việc cách ly phòng chống dịch.

Trước đó, từ 15 giờ ngày 23-2, Bộ Y tế đã chỉ đạo áp dụng khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu đối với hành khách nhập cảnh vào Việt Nam từ hoặc đi qua Hàn Quốc. Đồng thời, yêu cầu các tỉnh bố trí phiên dịch tiếng Anh, Trung Quốc và Hàn Quốc hỗ trợ công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu để phòng, chống dịch Covid-19. Tổ công tác thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế (thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) tiếp tục thường trực hỗ trợ địa phương về giám sát, cách ly, điều trị bệnh nhân tại Vĩnh Phúc.

Tính đến sáng 25-2, thế giới đã ghi nhận 79.579 người mắc Covid-19, trong đó có 2.628 trường hợp Tu vong tại 37 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài Trung Quốc đại lục đã có 36 ca Tu vong được ghi nhận tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, gồm: Philippines có 1 ca, Hồng Kông (Trung Quốc) có 2 ca, Nhật Bản có 1 ca, Pháp có 1 ca, Đài Loan (Trung Quốc) có 1 ca, Iran có 12 ca, tàu Diamond Princess có 3 ca, Hàn Quốc có 8 ca, Ý có 7 ca.

Theo Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ca-nhiem-covid-19-cuoi-cung-cua-viet-nam-da-2-lan-xet-nghiem-am-tinh-2020022511092509.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY