Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cà rốt rất bổ nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm sau lại thành chất độc

Khi kết hợp với một số thực phẩm không phù hợp, cà rốt sẽ biến thành chất độc, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người tiêu dùng. Cùng điểm danh những sự kết hợp không ăn ý này và nắm rõ cách phòng tránh.

Khi kết hợp với một số thực phẩm không phù hợp, cà rốt sẽ biến thành chất độc, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người tiêu dùng. Cùng điểm danh những sự kết hợp không ăn ý này và nắm rõ cách phòng tránh. 

Cà rốt có hàm lượng dinh dưỡng cao được ví như "nhân sâm của người nghèo". Vậy, làm sao để tận dụng được hết chất bổ của nó, tránh gây hại cho sức khỏe là điều mỗi người nội trợ cần quan tâm.

Vitamin C

Cà rốt rất bổ nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm sau lại thành chất độc - Ảnh 1

Dừng bao giờ kết hợp cà rốt với các loại rau củ quả chứa Vitamin C.

Trong cà rốt có chứa một lượng lớn chất phân giải enzim, làm vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Do vậy, ăn cà rốt cùng những loại rau, củ quả chứa nhiều vitamin C như củ cải, cà chua, chanh, cam, bưởi... sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của nó.

Giấm

Cà rốt kỵ axit do đó khi chế biến cà rốt đừng thêm giấm. Lượng carotene trong cà rốt khi kết hợp với giấm chúng sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng mà carotene đem lại cho sức khỏe.

Thủy, hải sản có vỏ

Ăn nhiều hải sản với cà rốt sẽ gây ngộ độc nguy hiểm.

Các loại thủy hải sản có vỏ đặc biệt là tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Điều đó là do trong vỏ các loài trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa làm lượng độc tố cực cao rất nguy hiểm.

Nấu với gan động vật

Tuyệt đối không nấu chung cà rốt với gan của động vật, bởi trong gan động vật chứa rất nhiều các kim loại hàm lượng cao, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C có trong cà rốt sẽ làm oxy hóa mất hết công hiệu của các ion kim loại này. Bên cạnh đó, do chứa nhiều chất cellulose và axít oxalic, việc ăn cà rốt kèm sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Cà tím

Cùng là cà nhưng không nên nấu cà rốt cùng cà tím.

Các chất dinh dưỡng có trong cà rốt và cà tím nếu kết hợp với nhau sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây hại cho dạ dày.

Một số lưu ý khi chế biến cà rốt:

- Càng cắt nhỏ, chất dinh dưỡng của cà rốt càng dễ mất đi nên tốt nhất thái to hoặc để cả củ lúc chế biến.

- Nấu quá lâu sẽ đẩy nhanh quá trình biến nitrat trong cà rốt thành nitri, một hoạt chất gây độc, gây hại cho sức khỏe, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến Tu vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Lạm dụng quá nhiều cà rốt gây bệnh vàng da.

- Ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến lượng beta carotene ứ đọng lại gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, sắc mặt và da tay chuyển thành màu cam, tăng lượng lipit trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ.

Người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/ca-rot-rat-bo-nhung-neu-ket-hop-voi-nhung-thuc-pham-sau-lai-thanh-chat-doc-a305666.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY