Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Các bài tập giảm đau dây thần kinh tọa không nên bỏ qua

Các bài tập giảm đau dây thần kinh tọa thường mang lại kết quả trị liệu khá tích cực. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ.

đặc tính của bệnh đau thần kinh tọa là cơn đau chạy dọc từ thắt lưng đến bàn chân. vì vậy, trong quá trình điều trị bằng Thu*c, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu thông thường để giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức từ thắt lưng lan rộng đến mông và bàn chân. thông thường, bộ phận bị đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là phần hông và vùng lưng dưới. theo các nhà vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho hay, đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra bởi nhiều lý do. đau có thể là do rễ dây thần kinh bị chèn ép bởi nguyên nhân chấn thương, hẹp ống sống hay do vỡ đĩa đệm.

Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, cách tốt nhất để giảm đau thần kinh tọa là người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thực hiện các động tác xoay hông, kéo giãn để giúp giảm đau. đồng thời, việc thường xuyên tập luyện các động tác này còn giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho vùng thắt lưng và dây thần kinh tọa, ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.

5 Bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa

Dưới đây là một số bài tập giúp cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh đau thần kinh tọa.

1. Tư thế chim bồ câu (Reclining pigeon pose)

Là một trong những tư thế yoga khá phổ biển. tác dụng của bài tập này giúp mở hông, giúp hông trở nên linh hoạt hơn và giảm bớt khả năng bị chấn thương. bên cạnh đó, chúng giúp kéo căn toàn bộ phần thân phía dưới, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau lưng. đồng thời, tư thế chim bồ câu còn tác động tới toàn bộ cơ quan nội tạng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tư thế chim bồ câu thường có hai phiên bản là nằm và ngồi. mỗi phiên tập thường có những tác dụng điều trị đau thần kinh tọa khác nhau. tuy nhiên, khi người bệnh mới bắt đầu chữa bệnh, bệnh nhân nên thử tư thế nằm ngửa trước.

Cách thực hiện như sau:

    Đầu tiên, bệnh nhân nằm ngửa trên sàn hoặc trên thảm.

Thường xuyên thực hiện tư thế chim bồ câu 4 – 5 lần mỗi ngày sẽ giúp kéo căng các cơ, dây chằng, dây thần kinh, giúp giảm đau.

2. Động tác chim bồ câu với tư thế ngồi (Sitting pigeon pose)

Sau thời gian thực hiện tư thế chim bồ câu ở phiên bản nằm, nếu cảm giác các cơ, dây thần kinh tọa không còn bị đau. khi đó, bệnh nhân nên liên hệ với chuyên gia vật lý trị liệu để đổi sang phiên bản ngồi. tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, người bệnh nên thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia. bởi đây là tư thế nâng cao, chỉ cần tập sai động tác có thể khiến bệnh chuyển nặng.

Cách tập như sau:

    Bệnh nhân ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng trước mặt

Với bài tập chim bồ câu tư thế ngồi sẽ giúp kéo giãn các phần cơ, dây thần kinh vùng thắt lưng, giúp giảm đau.

3. Tư thế tiếp sau tư thế chim bồ câu (Forward pigeon pose)

Khi thực hiện tư thế này, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ đổ dồn lên chân và tay, giúp người bệnh giữ thăng bằng tốt. bên cạnh đó, chúng giúp các cơ, dây thần kinh trên cơ thể thư giãn, giảm đau nhức.

Đồng thời, tư thế này còn tác động lên hông và bụng, giúp cơ bụng săn chắc hơn. Chưa kể đến, khi thực hiện động tác Forward pigeon pose, phần hông được nâng lên trong khi phần đầu cúi xuống dưới sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt.

Cách thực hiện động tác Forward pigeon pose như sau:

    Đầu tiên, người bệnh quỳ trên sàn với tư thế hai tay và hai chân chống lên sàn nhà nhà sao cho lưng và đầu thẳng hàng.

4. Tư thế kéo giãn gân kheo khi nằm

Kéo giãn gân kheo giúp kéo căng dây thần kinh tọa và làm nới lỏng cơ mông giúp giảm đau vùng thắt lưng và đau thần kinh tọa. chính vì thế, các chuyên gia vật lý trị liệu thường khuyên người bệnh nên tập bài tập này mỗi ngày.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

    Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn.

5. Tư thế vặn cột sống

Tư thế vặn cột sống thường tác động lên phần vai, cột sống, hông không chỉ giúp giảm đau vai, đau thắt lưng mà còn giúp khắc phục triệu chứng đau thần kinh tọa. bên cạnh đó, động tác này còn giúp giảm căng thẳng, giảm triệu chứng đau ống cổ tay và cải thiện hệ tiêu hóa.

Động tác được thực hiện như sau:

    Người bệnh ngồi trên thảm hoặc sàn nhà với tư thế lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng và 2 tay đặt cạnh hông.

Thực hành thường xuyên tư thế vặn cột sống sẽ giúp điều hòa thân thể và giúp làm trẻ hóa xương cột sống. đồng thời, chúng còn giúp làm dịu hệ thần kinh, hạn chế tình trạng đau do thần kinh tọa gây ra.

LƯU Ý:

Theo các chuyên gia trị liệu, các bài tập có thể giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh đau thần kinh tọa gây nên. tuy nhiên, tùy vào mức độ đau và tình trạng diễn tiến của bệnh mà chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết kế chương trình tập với cường độ và tần suất tập phù hợp với từng đối tượng bệnh.

Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ động tác nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Tránh trường hợp tự ý tập luyện khiến bệnh không những không khỏi mà ngày càng tồi tệ hơn.

Một số lưu ý trong quá trình tập luyện, người bệnh cần nắm rõ:

    Nên khởi động trước khi tiến hành thực hiện các bài tập.

Các bài tập giảm đau dây thần kinh thường được các bác sĩ vật lý trị liệu khuyên bệnh nhân nên tích cực tập luyện tại nhà để đạt kết quả điều trị cao nhất. tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bai-tap-giam-dau-than-kinh-toa)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY