Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

Áp dụng các bài tập thở dành cho bệnh nhân hen suyễn có tác dụng khá tốt với việc điều trị bệnh. Nhiều bệnh nhân bị hen suyễn mạn tính đã giảm bệnh rõ rệt

phương pháp thở bằng cơ hoành, phương pháp thở papworth… là những bài tập thể dành cho bệnh nhân hen suyễn đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. thậm chí nhiều bệnh nhân dùng Thu*c không thấy có chuyển biến nhưng lại có kết quả tốt khi dùng phương pháp này.

Ích lợi của các bài tập thở đối với bệnh nhân bị hen suyễn

Việc hít thở là một hoạt động hiển nhiên của cơ thể để duy trì sự sống. tuy nhiên khi bị hen suyễn thì việc hít thở trở nên khó khăn khi mà đường thở bị thu hẹp.

Việc dùng Thu*c có tác dụng mở rộng đường thở giúp không khí lưu thông dễ dàng. tuy nhiên đối với nhiều bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nặng thì việc dùng Thu*c không thể khắc phục được các triệu chứng. nhưng theo nghiên cứu về tác dụng của bài tập thở đối với bệnh nhân hen suyễn thì đây là phương pháp trị liệu thay cho Thu*c với các phương pháp điều trị khác. mà hiệu quả thì không hề thua kém thậm chí có thể làm được những kì tích mà nhiều bệnh nhân ở giai đoạn mạn tính phải ngạc nhiên.

6 bài tập thở dành cho bệnh nhân hen suyễn nên áp dụng sớm

Trên thực tế có rất nhiều bài tập hữu ích mà bệnh nhân hen suyễn có thể áp dụng. chẳng hạn như cách mà chúng tôi hướng dẫn cho bạn ngay bên dưới đây:

1/ Bài tập thở cơ hoành

Trước hết bạn cần hiểu cơ hoành là cơ hình vòm ở vị trí dưới phổi có tác dụng hỗ trợ việc thở. Với phương pháp thở cơ hoành thì bạn sẽ học cách thở xung quanh cơ hoành thay vì từ ngực. Cách này sẽ làm tăng cường hoạt động của cơ hoành, làm chậm nhịp thở và giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể.

Để tập bài tập này, bạn phải nằm ngửa hoặc ngồi thẳng trên ghế cũng được. tiến hành đặt một tay lên phần ngực trên và tay kia thì đặt trên bụng. từ từ hít không khí vào mũi, lúc này bàn tay trên bụng sẽ di chuyển còn tay trên ngực để yên trí. chú ý thở ra trong khi môi vẫn mím chặt.

Tiến hành liên tục nhiều lần, hít vào thở ra mà không di chuyển phần ngực.

2/ Bài tập thở bằng mũi

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên với phương pháp này nhưng theo nhiều chuyên gia thì khi mũi hoạt động khó khăn bạn càng nên tiến hành bài tập này.

Cố gắng hít vào và thở ra bằng mũi từ từ vì việc thở bằng miệng dễ khiến cho những triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. mũi có cấu tạo đặc biệt giúp lọc không khí tốt hơn. đồng thời khi thở bằng mũi sẽ tăng độ ấm và độ ẩm của không khí. nhờ đó mà làm giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn.

3/ Phương pháp thở Papworth

Phương pháp này đã được chỉ ra vào những năm 60 của thế kĩ XX. Đây là phương pháp kết hợp giữa việc thở và thư giãn. Cụ thể là kết hợp giữa việc thở chậm đều đặn từ cơ hoành qua mũi. Đồng thời cần học cách kiểm soát, giúp cơ thể hoàn toàn thả lỏng, không căng thẳng làm ảnh hưởng đến hơi thở.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây thì kĩ thuật này giúp giảm bớt các triệu chứng nghẹt mũi và cải thiện triệu chứng của những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

4/ Phương pháp thở Butkeyto

Đây là phương pháp do một bác sĩ người Ukraina công bố vào những năm 50 của thế kỉ XX. Với phương pháp này đã chỉ ra được lợi ích của xu hướng thở nhanh và sâu sẽ giúp cải thiện được triệu chứng nghẹt mũi của bệnh nhân hen suyễn. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định phương pháp này giúp cải thiện được bệnh và giảm được việc dùng Thu*c. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không cải thiện được chức năng phổi.

Với phương pháp này, người bệnh sẽ ngồi thẳng và thư giãn, tập trung vào phần ngực và cơ bụng trong khi thở. khi hít vào thì tập trung, nhắm mắt và hướng mắt lên phía trên rồi thở ra qua mũi nhẹ nhàng. chú ý thở ra từ từ cho đến khi không còn không khí trong phổi. rồi tiếp tục sang chu trình thở tiếp theo.

5/ Phương pháp thở môi

Áp dụng phương pháp này đều đặn bạn sẽ giảm được triệu chứng khó thở do bệnh hen suyễn gây ra. đầu tiên bạn cần hít vào từ từ qua mũi trong khi miệng thì ngậm chặt như đang huýt sao. thở ra từ từ trong khi đang đếm nhẩm từ một đến bốn.

6/ Phương pháp thở Yoga

Bản chất của yoga là phương pháp tập thể dục kết hợp với thở sâu. trong khi đó các động tác thở theo phương pháp yoga giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn và cải thiện rõ rệt chức năng của phổi.

# Hơi thở mát

Với phương pháp này người bệnh nhắm mắt còn lưỡi thì uốn theo hình ống dài. chú ý hít nhẹ vào qua các khe hở rồi thở ra nhẹ nhàng. động tác này giúp cho lượng oxi vào trong phổi nhiều hơn.

# Thở bụng

Để thực hiện phương pháp này, người bệnh ngồi thẳng và tập trung vào vùng bụng. chú ý khi hít vào thì bụng sẽ phình to còn bụng sẽ xẹp lại khi thở ra. kiểm soát hơi thở nhịp nhàng người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy sự dịch chuyển của cơ hoành. công dụng của phương pháp này tương tự như cách thở cơ hoành mà chúng tôi đã nhắc đến trong phương pháp đầu tiên.

Học các bài thở đã được giới thiệu và luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát tốt các triệu chứng hen suyễn. Nhờ cách này mà có thể hạn chế được việc dùng Thu*c trong điều trị bệnh. Tuy nhiên dù có tốt như thế nào thì cũng chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế được việc sử dụng Thu*c.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cac-bai-tap-tho-danh-cho-nguoi-benh-hen-suyen)

Tin cùng nội dung

  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn có mối liên quan qua lại lẫn nhau, giống như giữa con gà và quả trứng, rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY