Dinh dưỡng hôm nay

Các bệnh lây theo đường tiêu hóa

Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa điển hình

1. Viêm gan do vi rút A, E:

     - Bệnh do một nhóm vi rút viêm gan A và E gây ra. Vi rút này có trong phân người bệnh và gây ô nhiễm vào nước, đất nếu quản lý nguồn phân không tốt. Sử dụng thức ăn nấu không chín kỹ, nước uống có nhiễm vi rút, rau sống bón bằng phân tươi đều có nguy cơ nhiễm các vi rút gây viêm gan.

    - Vi rút gây viêm gan A tồn tại nhiều tháng ở nhiệt độ 250 C, trong nước đá chúng có thể sống tới 1 năm. Nhiệt độ 1000 C trong 5 phút giết ch*t vi rút.

    - Người ăn thức ăn có nhiễm vi rút sau 15 đến 45 ngày xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, chán ăn, sợ mỡ, đi tiểu ít - nước tiểu vàng, phân bạc mầu. Cũng có khi các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn chỉ thoáng qua. Vi rút được thải trừ ra ngoài theo phân trước khi có triệu chứng vàng da từ 10 đến 15 ngày.

    - Bệnh thường gây thành dịch, nhiều người mắc.

2. Bệnh bại liệt:

     - Vi rút nhiễm vào người qua đường ăn uống. Trong cơ thể, virut di chuyển qua đường máu tới cư trú ở não và tuỷ sống, gây tổn thương các tế bào thần kinh tại đó. Tổn thương gây liệt ở người bệnh, liệt mềm, không phục hồi sau khi chữa khỏi bệnh.

     - Người bệnh thải trừ vi rút gây bệnh qua phân.

3. Tiêu chảy do vi rút:

    - Thường gặp do loại Rota vi rút gây ra. Đây là loại vi rút gây viêm dạ dầy, ruột cho trẻ em trên toàn thế giới.

    - Khi ăn, uống thực phẩm có nhiễm vi rút, sau 1 đến 4 ngày xuất hiện triệu chứng: Sốt, đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân không có máu lẫn dịch nhầy như nước mũi.

    - Nếu không điều trị kịp thời trẻ dễ bị Tu vong do mất nước và điện giải.

    - Triệu chứng nặng hay nhẹ thì người bệnh đều thải trừ vi rút ra ngoài theo phân. Ước tính trong 1g phân người bệnh có thể có 10 tỷ hạt vi rút.

4. Bệnh tả:

    - Là bệnh do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, bệnh có thể nhanh chóng lan thành dịch, gây nhiều Tu vong.

    - Mắc bệnh là do uống phải nguồn nước bị nhiễm phân người bệnh tả hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm do tay vấy bẩn của người bị nhiễm.

    - Bệnh có thể gây tiêu chảy cấp nặng, ồ ạt tóe nước kèm theo nôn ói.

    - Bệnh nhân tả có thể ch*t do mất nước và trụy tim mạch nếu không được điều trị ngay và thích hợp.

5. Bệnh thương hàn:

     - Bệnh do vi khuẩn thương hàn gây ra (Salmonella Typhi)

     - Vi khuẩn thương hàn được thải ra trong phân của bệnh nhân và người lành mang trùng, là người đã từng bị bệnh thương hàn và khỏi bệnh nhưng vẫn còn tiếp tục mang vi trùng và thải vi trùng theo phân ra ngoài.

     - Bệnh biểu hiện: sốt cao (39–40oC) kéo dài trên 3–4 ngày, kèm theo nhức đầu, biếng ăn và mệt mỏi. Có thể biến chứng xuất huyết và thủng ruột nếu không được điều trị.

     - Bệnh nhân không được điều trị triệt để có thể trở thành người mang trùng kinh niên. Vi khuẩn thương hàn lưu trú trong đường tiêu hóa, đặc biệt là đường mật, thường xuyên được thải ra ngoài theo đường phân.

6. Hội chứng Lỵ:

     - Tiêu chảy phân có nhày máu.

     - Đau bụng từng cơn kèm theo cảm giác mót rặn.

     - Bệnh nhân có sốt cao nếu do lỵ trực trùng (Shigella), còn nếu do lỵ a-míp thường không có sốt.

7. Các biểu hiện báo động bệnh nặng cần đi khám y tế ngay:   

     - Tiêu chảy ồ ạt nhiều nước

     - Tiêu chảy kèm các biểu hiện sau:

        + Nóng sốt

        + Khát nước nhiều

        + Nôn ói liên tục

        + Ăn uống kém

     - Tiêu phân có nhày máu

     - Sốt cao kéo dài trên 3-4 ngày

Quy tắc an toàn trong phòng bệnh và tránh lây lan bệnh đường ruột:

1. Sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt.

2. Ăn chin, uống sôi:

     - Chỉ uống nước đã được làm sạch (đun sôi hay clo hoá)

     - Nấu chín thức ăn hay hâm lại kỹ, và ăn khi thức ăn còn nóng.

     - Không ăn thức ăn chưa được đun nấu kỹ, nhất là cá, nghêu, sò, ốc, hến, thường bị nhiễm khuẩn do nguồn nước bị ô nhiễm.

     - Đun nấu kỹ sẽ giết được vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột.

     - Khi thức ăn nấu xong để nguội, vi khuẩn lại bắt đầu phát triển. Để càng lâu nguy cơ thức ăn bị nhiễm khuẩn càng cao. Để an toàn, nên ăn thức ăn đã đun nấu, càng sớm càng tốt.

3. Bảo quản, che đậy cẩn thận thức ăn:

    - Thức ăn nếu chưa dùng đến phải bảo quản, che đậy cẩn thận, tránh kiến, gián, ruồi, chuột bu đậu vào thức ăn.

4. Rửa tay nhiều lần:

    - Với xà bông và nước sạch.

    - Sau khi đi vệ sinh.

    - Sau khi dọn phân và vệ sinh cho trẻ.

    - Trước khi chế biến thức ăn.

    - Trước khi ăn và trước khi cho trẻ ăn.

5. Rửa rau quả, trái cây, chén dĩa và đồ dùng nấu ăn bằng nước sạch:

    - Phải ngâm rửa rau quả, trái cây bằng nước sạch (nước đã được clo hóa) có pha Thu*c tím hoặc nhúm muối trước khi ăn, số lần rửa tối đa là 3 lần. Tốt nhất nên tránh ăn rau quả sống, trừ khi trái cây có vỏ bao (cam, chuối...).

    - Chén bát, đồ dùng nấu ăn cần phải rửa bằng xà bông với nước sạch.

6. Sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh:

    - Không đi tiêu bừa bãi, không thải phân ra ngoài ao hồ, sông ngòi.

7. Tiêm phòng vắc xin:

    - Cho trẻ em từ 02 tháng trở lên uống đủ 2 liều vắc xin Sabin để phòng bệnh bại liệt.

    - Vắc xin phòng viêm gan A, thương hàn…

    - Vắc xin phòng tả sử dụng trong vùng có nguy cơ cao, hiệu quả phòng bệnh được trong 2 năm.

    - Chưa có vắc xin phòng bệnh lỵ trực trùng hay lỵ amíp

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c25d83876801b48814c5ed2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY