Bệnh theo mùa hôm nay

Các bệnh sốt phát ban: dễ nhầm lẫn!

Thủy đậu, tay - chân - miệng, sốt phát ban Rubella, sởi đều nổi những vết nhỏ trên da thường gọi chung là ban nên dễ nhầm lẫn, dẫn đến xử trí sai lệch.

Bệnh thủy đậu: Nốt đỏ có bóng nước

Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng hai tuần, người nhẹ, nhức đầu, chảy nướcmũi, đau họng… Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân.

Mụn đỏ lớn dần, bêntrong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậycó thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục và cả mụn đóng vảy.

Chỉcần giữ gìn kỹ lưỡng trong vòng 7 - 10 ngày, các mụn này sẽ khô nước, teo dần rồi mất dạng. Tuynhiên, nếu không giữ gìn vệ sinh, các mụn vỡ ra, nhiễm trùng, để lại sẹo xấu trên da hoặc phải nhậpviện điều trị.

Với thai phụ, thủy đậu có thể gây sẩy thai hoặc dị tật thai nhi. Bệnh thường "rộ" từtháng Hai đến tháng Sáu, phòng bệnh bằng vắc-xin.

Tay - chân - miệng: Hồng ban có gờ

Bệnh tay - chân - miệng thường gặp ở các bé dưới ba tuổi, triệu chứng ban dễ nhầm lẫn với thủy đậu.

Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ bađến ngày thứ mười, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nướcđường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòngbàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn.

Phụ huynh cần cho béăn nhiều bữa, thức ăn cần mềm, lỏng như: xúp, sữa, sữa chua, phô mai... Sau khi ăn, cho bé súcmiệng bằng nước muối S*nh l*. Trong điều trị, bác sĩ sẽ cho bé dùng thêm sinh tố C, D, A để maulành vết loét.

Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó "lặn", có thể để lại vết thâm.

Song, điều đáng ngại là bệnh tay - chân - miệng lại còn có những thể bệnh không phát ban, thường donhiễm Enterovirut 71 và có thể gây nên những biến chứng: viêm não, suy tim, viêm phổi gây suy hôhấp...

Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu: sốt, khó ngủ, giật mình lúc đang thức hay lúc bắtđầu thiu thiu ngủ, chới với, quấy khóc liên tục… nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh chưa có vắc-xin, xuất hiện khi độ ẩm cao, mưa nắng thất thường.

Bệnh sởi: Ban nổi dày đặc, kèm viêm kết mạc

Bệnh sởi cũng gây sốt, nhưng còn có thêm những dấu hiệu để nhận biết như: ho có đờm,tiêu chảy... Điều dễ nhận dạng là đa số bé bị sởi đều đỏ hai mắt, sợ ánh sáng (viêm kết mạc mắt)…

Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và cánh tay. Sau đó, banlan nhanh ra lưng, xuống hông và chân. Chỉ trong thời gian hai đến ba ngày, ban lan ra toàn thân.Trường hợp nặng, ban dày đặc che kín toàn bộ bề mặt da. Khi ban xuất hiện, nhiệt độ cơ thể tăng,ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Khi ban "bay" sẽ để lại vết thâm trên da.

Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh. Chíchngừa là cách phòng bệnh hiệu quả. Mũi đầu, chích cho bé trong khoảng từ 9 đến 11 tháng tuổi. Mũithứ hai lúc bé 18 tháng tuổi. Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sẩy thai, đẻ non.

Sốt phát ban Rubella: Nốt ban màu hồng mịn

Sốt phát ban Rubella cũng giống trên. Sau khi giảm sốt, những nốt ban màu hồng mịn bắtđầu từ mặt sẽ lan nhanh xuống bụng và tay chân. Ban lưu lại trên cơ thể trong khoảng từ ba-nămngày. Ban nổi nhẹ nhàng nên khi hết không để lại dấu vết như sởi.

Đây là lànhtính, không gây ch*t người nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, vì có thể gây dị tật bẩmsinh thai nhi. Phụ nữ cao tuổi mắc bệnh Rubella có thể bị biến chứng đau, viêm khớp.

Bệnh xuấthiện mùa trước và sau Tết Nguyên đán. Bệnh này dễ bị nhầm với bệnh sởi vì cũng gây tiêu chảy nhẹ,mí mắt sưng… Nhưng bệnh sởi thường gây bệnh cho trẻ từ một tuổi trở lên, còn Rubella thì đủ mọi lứatuổi.

Đã có vắc-xin ngừa ba bệnh sởi - quai bị - Rubella cho cả trẻ em và người lớn. Mũi đầu chíchkhi bé tròn một tuổi, mũi thứ hai chích trong khoảng 4 -6 tuổi. Phụ nữ chỉ nên mang thai sau khichích ngừa ba tháng.

Phòng bệnh

BS Đinh Tấn Phương - Trưởng khối Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 TP.HCM hướng dẫn cách phòng các bệnhn nêu trên như sau: "Ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay sạch và tránh tiếp xúc với ngườibệnh".

Cần chú trọng vệ sinh cá nhân, dùng riêng khăn lau mặt, ly, chén… Bệnh sởi, thủy đậu, Rubellalây qua đường hô hấp, vì thế trong mùa dịch nên vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muốiS*nh l*.

Khi trong nhà có người bệnh, cần vệ sinh phòng, các đồ vật trong phòng bằng dung dịch sátkhuẩn thông thường.

Bệnh nhân cần nghỉ học, nghỉ làm cho đến khi hết ban, cơ thể khỏe mạnh, để không lây nhiễm chocộng đồng.

AloBacsi.vn Theo Phương Nam - Phụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cac-benh-sot-phat-ban-de-nham-lan-n125957.html)

Tin cùng nội dung

  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY