Chăm sóc giai đoạn cuối đời hôm nay

Các chỉ dẫn không cố gắng hồi sức giai đoạn cuối đời

CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.

Các bác sỹ có thể khuyến khích bệnh nhân bày tỏ các mong muốn của họ đối với việc sử dụng hồi sức tim phổi. Đáng tiếc là hầu hết các bệnh nhân và nhiều bác sỹ lại không được thông báo hoặc được thông báo nhầm về đặc điểm và sự thành công của hồi sức tim phổi. Mặc dù sự miêu tả đáng khích lệ về hồi sức tim phổi trên phương tiện thông tin đại chúng, song chỉ khoảng 15% trong tổng số người bệnh đã trải qua hồi sức tim phổi sống sót để ra viện. Hơn nửa, trong số các nhóm bệnh nhân nào đó đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh toàn thân không phải là bệnh tim khả năng sống sót để ra viện sau khi hồi sức tim phổi có thể bằng không hoặc rất nhỏ (bảng).

Người bệnh có thể yêu cầu bác sỹ ra chỉ định rằng không cần phải thử hồi sức tim phổi (CPR- cardiac pulmonary resuscitation) cho họ. Mặc dù chỉ định này lúc đầu được xem như là một chỉ định “không hồi sức" (Do not resuscitate- DNR), song nhiều bác sỹ ngày nay thích dùng thuật ngữ “không cố gắng hồi sức” (Do not attempt resuscitation-DNAR) hơn để nhấn mạnh một khả năng hồi sức thành công thấp.

Bảng. Sống sót để ra viện sau hồi sức tim phổi của các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác nhau

Các tình trạng có tỷ lệ song sót cao nhất

Rung thất 26- 46%.

Phản ứng Thu*c hoặc quá liều 22- 28%.

Loạn nhịp thất 19- 50%.

Các tình trạng có tỷ lệ sống sót thấp nhất     

Bệnh ác tính 0- 3.5%.

Bệnh thần kinh 0- 6,7%.

Suy thận 0- 10%.

Bệnh lý hố hấp 0- 7%.

Nhiễm trùng huyết 0- 7%.

Nuôi dưỡng tại nhà 0-1,7%.

Ngừng tim phổi ngoài bệnh viện 0,6%.

Ngoài các thống kê về tỷ lệ Tu vong, các bệnh nhân quyết định lựa chọn CPR cũng còn được thông báo về những hậu quả khi sống sót sau CPR. CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.

Với một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời, các quyết định về CPR không phải chỉ là sống hay ch*t mà còn để họ quyết định xem sẽ ch*t ra sao. Các bác sỹ nên chỉnh lại quan niệm sai lệch rằng từ chối CPR trong các hoàn cảnh thích hợp là tương đương với việc không làm tất cả mọi việc, còn nước còn tát hay việc “để ai đó ch*t”. Thường thì, CPR không cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh đang ch*t hay không thể thay đổi được tiên lượng của người bệnh. Khi mà quyền lợi sau cùng của người bệnh vẫn là để đưa ra quvết định và giữ trong đầi các định kiến và các thành kiến của họ thì bác sỹ nên đưa ra các lời khuyên rõ ràng về chỉ định DNAR và theo cách này sẽ bảo vệ người bệnh sắp ch*t và gia đình họ khỏi các cảm giác tội lỗi và tránh khỏi nỗi đau đi kèm với các hy vọng mong manh. Sau cùng, các bác sỹ nên khuyến khích người bệnh và gia đình họ đưa ra các quyết định tích vực trước về cái gì là cần thiết trong chăm sóc giai đoạn cuối hơn là chỉ chú trọng đến cái gì không thực hiện được.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/giaidoancuoidoi/cac-chi-dan-khong-co-gang-hoi-suc-giai-doan-cuoi-doi/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn với những biểu hiện bệnh khác nhau và có tỷ lệ sống sót cao thấp khác nhau.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY