Chăm sóc giai đoạn cuối đời hôm nay

Các nhiệm vụ sau khi bệnh nhân Tu vong

Sự chăm sóc thực sự người bệnh ở giai đoạn cuối còn bao gồm cả theo dõi các thành viên còn sống trong gia đình người bệnh sau khi người bệnh qua đời

Sau cái ch*t của bệnh nhân, bác sỹ phải làm một số nhiệm vụ, đó là những nhiệm vụ bị yêu cầu và cả nhiệm vụ được nhờ cậy. Bác sỹ phải thông báo cho gia đình người bệnh về cái ch*t của họ một cách trực tiếp và rõ ràng. Nó những lời cảm thông sâu sắc, an ủi làm ấm lòng gia đình dành thời gian trả lời các câu hỏi của gia đình và chia sẻ nỗi khổ đau ban đầu và có một phòng riêng yên tĩnh cho gia đình họ vào lúc này là thích hợp và thật đáng cảm kích.

Công bố Tu vong

Hầu hết các bác sỹ phải có nghĩa vụ pháp lý đối với vấn đề khẳng định cái ch*t của một bệnh nhân theo một tiến trình được gọi là “công bố Tu vong”. Bác sỹ phải xác nhận là người bệnh đã ngừng thở tự phát và ngừng hoạt động tim, đồng tử đã cố định và giãn. Ghi chép mô tả các dấu hiệu này và thời điểm tử vùng phải được đưa vào biểu đồ của người bệnh.

Trong khi sự công bố Tu vong có thể dường như giống như một nghi thức rầy rà và không cần thiết, thì các bác sỹ có thể sử dụng thời gian này để làm yên lòng những người thân của bệnh nhân ở bên giường họ rằng họ qua đời một cách thanh thản và họ đã được đón nhận tất cả các phương pháp điều trị thích hợp. Cả bác sỹ và gia đình người bệnh có thể sử dụng nghi thức công bố Tu vong như một cơ hội để xử lý về mặt cảm xúc cái ch*t của người bệnh.

Việc báo cáo một cách chính xác nguyên nhân cơ bản của cái ch*t trong giấy chứng tử cũng được yêu cầu một cách hợp pháp và quan trọng đối với cả bệnh nhân và gia đình người bệnh (vì các mục đích bảo hiểm và sự cần thiết đối với tiền sử bệnh của gia đình) và quan trọng trong nghiên cứu dịch tễ bệnh và sức khỏe cộng đồng. Đáng tiếc là gần đây nghiên cứu đã cho thấy rằng các bác sỹ không được đào tạo và không có kỹ năng trong việc hoàn tất đúng các giấy chứng tử. Các bác sỹ cần phải chi tiết, cụ thể nguyên nhân chính gây Tu vong (ví dụ: “xơ gan mất bù” và nguyên nhân góp phần gây Tu vong hoặc viêm gan B, viêm gan C và viêm gan mạn tính do rượu) cũng như bất cứ tình trạng bệnh nào đi kèm với nó (ví dụ: "suy thận cấp”) và không nên chỉ đơn giản ghi "ngừng tim” như là nguyên nhân của Tu vong.

Khám nghiệm đại thể và hiến phủ tạng

Thảo luận có lựa chọn và có được sự bằng lòng làm khám nghiệm đại thể và hiến phủ tạng với chính người bệnh trước khi ch*t thường là tốt nhất trong thực hành. Điều này nhấn mạnh nguyên tắc tự quản của người bệnh và làm giảm bớt đi các trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đang phải chịu đựng sự đau khổ trong suốt thời gian theo dõi sát sao cái ch*t của người mà mình yêu.

Các bác sỹ phải nhạy cảm với các khác biệt về đạo đức và văn hóa trong các thái độ đối với việc khám nghiệm đại thể và hiến phủ tạng. Người bệnh và gia đình họ phải được nhắc nhở về quyền của họ đối với việc giới hạn khám nghiệm đại thể và dâng hiến phủ tạng theo bất cứ cách nào mà họ chọn. Các bác sỹ giải phẫu bệnh có thể tiến hành khám nghiệm mà không gây ảnh hưởng đến các kế hoạch tang lễ hay hình dạng của người đã ch*t.

Các kết quả của một khám nghiệm đại thể có thể giúp các thành viên còn sống trong gia đình (và các bác sỹ) hiểu được nguyên nhân chính xác của cái ch*t ở người bệnh và tạo ra một cảm giác về một sự việc đã kết thúc. Một cuộc họp giữa gia đình và bác sỹ để xem xét lại các kết quả của đại thể bệnh đang trải qua và trả lời các câu hỏi của họ. Đáng tiếc là mặc dù có các ưu điểm của việc tiến hành các thăm khám sau ch*t, song tỷ lệ khám nghiệm hiện nay về đại thể đã giảm đáng kể tới mức dưới 15%.

Hầu hết người dân ủng hộ việc hiến phủ tạng để cấy ghép. Tuy nhiên, gần đây việc cấy ghép tạng bị hạn chế trầm trọng vì không có sẵn phủ tạng người cho. Nhiều người, chấp nhận cho phủ tạng và gia đình của họ trải qua một cảm giác như đang đón nhận phần thưởng vì họ đã góp phần cứu cuộc sống của người khác.

Sự theo dõi và nỗi khổ đau

Sự chăm sóc thực sự người bệnh ở giai đoạn cuối còn bao gồm cả theo dõi các thành viên còn sống trong gia đình người bệnh sau khi người bệnh qua đời. Theo dõi có thể giúp các bác sỹ đánh giá nỗi khổ đau mà gia đình người bệnh đang trải qua và để lảm yên lòng họ. Các bác sỹ có thể giới thiệu các nhóm trợ giúp và tư vấn cho gia đình người bệnh khi cần. Một chiếc thiệp chia buồn hay một cú điện thoại của bác sỹ gọi đến gia đình sau khi người bệnh qua đời vài ngày hoặc vài tuần giúp bác sỹ bày tỏ sự quan tâm tới gia đình và người đã khuất.

Sau khi một bệnh nhân qua đời, bác sỹ cũng có thể rơi vào tình trạng đau buồn. Tuy các bác sỹ có thể tương đối không bị ảnh hưởng bởi cái ch*t của một số bệnh nhân, song một số cái ch*t khác có thể gây ra cảm giác buồn, mất mát, và tội lỗi. Các cảm xúc này phải được ghi nhận như là bước đầu trong sự nghiệp của các bác sĩ hay đề phòng trong tương lai.

Đối với các bác sỹ, sự đau buồn trước sự qua đời của người bệnh là bình thường. Mỗi bác sỹ có thể tìm cách riêng mình hoặc các hoạt động giao tiếp để giúp cho họ giải quyết nỗi buồn đau tốt nhất. Khóc, sự nâng đỡ của đồng nghiệp, thời gian để suy ngẫm, các nghi thức tang lễ truyền thống hoặc cá nhân, tất cả đều có thể có hiệu quả. Tham dự đám tang của một bệnh nhân đã qua đời có thể làm cho bác sỹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và điều này được gia đình người bệnh rất cảm kích và nó có thể là nhân tố sau cùng để chăm sóc tốt con người ở cuối cuộc đời.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/giaidoancuoidoi/cac-nhiem-vu-sau-khi-benh-nhan-tu-vong/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY