Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Các cuộc khủng hoảng tác động xấu đến y học

Crisis là thuật ngữ tiếng Anh nói về khủng hoảng, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, các quốc gia.

Khủng hoảng sinh đẻ tại châu Á

Đầu tiên là Trung Quốc, quốc gia đông nhất thế giới hiện nay, tuy “chật như nêm” nhưng Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được cuộc khủng hoảng về sinh sản. Vài thập kỷ trước, Trung Quốc đưa ra chính sách mỗi gia đình một con để kiểm soát nguy cơ bùng nổ dân số. Chính sách này được thực thi nghiêm ngặt, thậm chí người ta còn tiến hành Ph* thai bắt buộc và triệt sản đối với những người không tán thành với chính sách nói trên. Năm 2015, Chính phủ đã thay thế chính sách nói trên bằng chính sách 2 con khi nhận ra rằng sự khủng hoảng dân số đang đến gần. Thực tế việc khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này không hề đơn giản như các nhà hoạch định nghĩ. Hiện tại, đang xuất hiện tình trạng hầu hết các cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc chỉ thích sinh 1 con hoặc không sinh gì cả.

Chính sách mỗi gia đình một con khiến Trung Quốc lâm vào khủng hoảng dân số.

Chính phủ Trung Quốc muốn các cặp vợ chồng sinh thêm 1 con để khắc phục tỷ lệ sinh sản đang suy giảm dẫn đến mất cân đối như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nếu trước là cấm thì nay lại khuyến kích. Bằng chứng các báo chí của Chính phủ còn nhấn mạnh, sinh con là vấn đề gia đình nhưng cũng là vấn đề quốc gia. Để khắc phục, Trung Quốc đang xem xét chính sách trợ cấp cho các cặp vợ chồng hay nói cách khác là trả tiền để họ sinh con thứ hai. Ngoài ra, Chính phủ còn có kế hoạch giảm thuế hoặc thậm chí từ bỏ chính sách hai con, cho phép các cặp vợ chồng sinh bao nhiêu con tùy ý.

Giống như Trung Quốc, khủng hoảng sinh đẻ tại Hàn Quốc cũng không kém phần nan giải, khiến quốc gia này hiện phải đang phải trả tiền để cho các cặp vợ chồng để họ sinh con. Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đạt mức thấp kỷ lục trong năm 2018 và nếu tốc độ sinh đẻ như hiện nay thì dân số Hàn Quốc sẽ tăng mức âm sau 10 năm nữa. Điều này có nghĩa, tỷ lệ ch*t cao hơn tỷ lệ sinh, thậm chí Hàn Quốc có thể không còn một ai vào năm 2750.

Theo thống kê, chỉ trong 13 năm, Chính phủ Hàn Quốc đã chi hơn 121 tỷ USD để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con. Trong thời gian này hầu hết các cặp vợ chồng đủ điều kiện đã được nhận 270 USD/ tháng từ Chính phủ. Bắt đầu từ cuối năm 2019, cha mẹ có con dưới 8 tuổi sẽ được phép làm việc ít hơn một giờ mỗi ngày. Hiện, Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều trường mẫu giáo với dịch vụ chăm sóc ban ngày. Chưa hết, các cặp vợ chồng còn được nghỉ phép có lương trong 10 ngày, so với 3 ngày như hiện nay.

Trong vòng 13 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã chi hơn 121 tỷ USD để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con.

Bắt đầu từ năm 2010, Venezuela, quốc gia Nam Mỹ đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị, nó trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu năm 2015 do giá dầu sụt giảm. Kinh tế suy giảm khiến Venezuela lâm vào khủng hoảng chăm sóc sức khỏe. Ít nhất có tới 22.000 bác sĩ đã rời khỏi đất nước kể từ khi khủng hoảng bắt đầu, gây ra tình trạng thiếu bác sĩ trên toàn quốc. Một số bệnh viện đã đóng cửa hoặc hoạt động không thường xuyên, thậm chí có bệnh viện vẫn hoạt động nhưng không đủ nguồn Thu*c. Nhiều nơi, bệnh nhân còn được yêu cầu mang theo Thu*c, ống tiêm, găng tay, thậm chí cả xà phòng.

Do khủng hoảng trầm trọng nên các bệnh viện Venezuela từ nơi chữa bệnh đã biến thành những nơi nguy hiểm cho người bệnh, nhất là khi họ phải tiếp xúc với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng này trở nên tồi tệ hơn khi tình trạng thiếu Thu*c kéo dài, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Số ca bị bỏng nhập viện gia tăng, hầu hết là nhóm trẻ mới lẫm chẫm biết đi lạc vào đám cháy, do đèn dầu đổ gây ra.

Duy Hùng

((Theo Listverse, 3/2019))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-cuoc-khung-hoang-tac-dong-xau-den-y-hoc-n155330.html)
Từ khóa: y học

Chủ đề liên quan:

y học

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY