12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Các loại chứng bệnh bàn chân và cách chữa hữu hiệu

Bàn chân nâng đỡ cơ thể nhưng lại không mấy khi được các “chủ nhân” để tâm chăm sóc. Đã đến lúc chúng ta nên công bằng hơn!

1. Mụn cóc mọc dưới gan bàn chân

Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm hay bệnh á sừng về da thường phát triển ở dưới gan bàn chân. Bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác do một loại virus xâm nhập vào phần da hở trên bàn chân khi dùng chung đồ với người mắc bệnh.

Mụn cóc tuy vô hại nhưng chúng có thể “cư trú lâu dài” và khó điều trị dứt điểm, một số trường hợp còn gây ra đau đớn.

Với những trường hợp nhẹ, có thể dùng axit salicylic thoa lên vùng da bị mụn cóc để làm giảm nhẹ sự bỏng rát. Nếu bệnh nặng hơn, có thể áp lạnh, điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật bằng cách cắt bỏ một vài tác nhân gây bệnh.

2. Chai chân

Xuất hiện chai chân là do các khớp xương giữa của ngón chân bị đè nén xuống, áp lực lên các ngón chân tăng dần. Vùng da ở phần chân bị dày lên, cứng lại để bảo vệ lớp da nhạy cảm bên dưới. Những nốt chai sần hình thành từng vùng da nhỏ hoặc là từng mảng da. Chai chân từng mảng xuất hiện ở bất cứ chỗ nào có nguy cơ.

Những nốt chai chân này vô cùng khó chịu khi đi giày vừa khít. Đôi khi nó gây cảm giác bị bỏng rát khi bị chà xát vào vùng da chết này. Những nốt đó lâu ngày sẽ cứng như hột ngô. Khi chuyển sang giai đoạn này, việc đi lại sẽ gặp khó khăn hơn.

Để làm mất những vết chai đáng ghét này, sau khi tắm bằng nước ấm hoặc tắm bằng vòi hoa sen, hãy dùng miếng xốp bọt biển chà xát lên vùng da bị chai. Trước khi đi tất hoặc đi ngủ, dùng một băng dán cá nhân dán lên vùng da này. Mỗi buổi sáng, nhẹ nhàng giũa qua giũa lại vùng da chai sần bằng một trong các cách sau:

- Lấy một lát hành tây, nhúng vào dấm để trong 4 giờ đồng hồ.

- Một miếng táo tươi hoặc một khoanh trái dứa.

- Một bã trà nhúng.

- Nước đu đủ tươi hoặc cùi đu đủ.

- Một thìa cà phê bã lúa mạch và nhỏ lên một vài giọt chanh.

Sau đó dùng dầu ô liu thoa lên các nốt chai sần để làm mềm chúng.

3. Móng chân mọc quặp vào trong

Móng chân phát triển từ trong da, nhưng nếu móng chân mọc quặp vào trong sẽ gây đau đớn, tấy đỏ, sưng, thậm chí là viêm nhiễm. Cắt móng chân quá ngắn hoặc không cắt tỉa vòng móng, tổn thương móng chân và đi giày chật chính là thủ phạm gây ra căn bệnh này.

Trong một vài trường hợp nhẹ, chỉ cần ngâm chân trong nước ấm, cọ sạch sẽ và nhét một miếng bông nhỏ vào góc phần móng bị quặp vào và cắt bỏ chúng ra khỏi da. Nặng hơn, có thể tiểu phẫu để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ phần móng.

5. Chân bị viêm sưng không rõ nguyên nhân

Một trong những cách đơn giản là ngâm chân vào nước nóng trong 15 phút. Thành phần để pha nước ngâm chân là:

- 1 tách nước táo đã lên men hoặc rượu táo.

- 2 tách hoa cúc hoặc trà bạc hà.

- 2 thìa cà phê muối.

Để tăng thêm phần hiệu quả, sau khi ngâm chân với nước nóng xong ngay lập tức massage chân với nước cốt chanh. Sau đó rửa sạch chân và thấm khô.

Cũng có thể luộc nhừ một củ cải to, nghiền và đắp bã lên 2 mặt của khăn tay rồi chườm vào chân. Sau 30 phút thì lật sang mặt bên kia. Massage với quả bóng nhỏ như là để quả bóng tennis dưới gan bàn chân và lăn qua lăn lại hoặc một chai nước lạnh trong thời gian gấp đôi so với bóng.

6. Buốt chân

Chứng bệnh này thường gặp vào mùa đông, nhưng với một số người, chứng bệnh này vẫn có thể gặp vào bất cứ mùa nào trong năm, thậm chí là vào mùa hè.

Cho 1/2 tách muối vào chậu nước ấm, ngâm chân trong vòng 15 phút, thấm khô và massage chân với muối ướt. Việc này sẽ kích thích tuần hoàn máu.

Hoặc đứng kiễng chân trên các ngón chân, sau đó chuyển sang đứng trên gót chân. Lặp lại vài lần như vậy. Điều này giúp cho tăng lưu thông khí huyết khi bị buốt chân.

7. Chân có mùi hôi

Phần đông trong chúng ta thường có trạng thái e ngại khi phải cởi bỏ giày trước người khác. Đó là khi chân có mùi hôi.

Mùi hôi ở chân là do luôn bị đổ mồ hôi khi đi giày suốt cả ngày. Trong hoàn cảnh này, rất nhiều loại vi khuẩn tấn công, và giảm tính acid isovaleric là nguyên nhân chính.

Rất dễ dàng để loại bỏ mùi hôi. Đầu tiên là luôn rửa chân bằng xà phòng, đặc biệt là rửa sạch các kẽ chân. Hoặc nhỏ 10 giọt tinh dầu trà xanh vào chậu nước ấm và ngâm chân hàng ngày trong vòng 15 phút. Hay cho một thìa cà phê cám hoặc bột yến mạch vào tất bạn đi hàng ngày. Chúng sẽ hút mùi khó chịu ra khỏi chân.

Nếu phải dùng tất thường xuyên thì nên dùng loại tất có tính hút ẩm cao và thường xuyên thay. Tất phải mềm mại, độ dày phù hợp, được làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Nếu có quá nhiều mồ hôi chân một cách bất thường, bạn có thể nhờ bác sĩ can thiệp bằng cách đốt điện làm tạm ngừng hoạt động của các tuyến mồ hôi trong vài tuần.

8. Nấm chân

Nấm có thể tấn công lên da chân và móng chân. Nguyên nhân gây bệnh là tróc da, sưng tấy, bỏng rát và thỉnh thoảng bị rộp da.

Khi những sợi vi nấm xâm nhập làm cho móng chân của bạn dày lên, thay đổi màu sắc tự nhiên của móng và dễ gẫy móng. Nếu không chữa trị kịp thời, nấm móng sẽ không thể hết được và có thể biến thể thành dạng khó chữa hơn. Càng trong những nơi nóng ẩm, nấm móng càng lây lan từ người này sang người khác.

Những người mắc bệnh này thường có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, thường xuyên đi chân không trên sàn nhà công cộng, hoặc người có hệ miễn dịch kém, bị mắc tiểu đường hoặc hút thuốc lá.

Tiêu diệt nấm bàn chân bằng cách sau:

- Mỗi ngày nên dành tối thiểu một giờ để đi chân trần (không dùng giày dép) và phơi nắng. Ánh nắng tự nhiên sẽ giết chết các sợi vi nấm. Vào buổi tối, xoa bóp chân với một chút rượu trắng. Sau đó để cho chân tự khô dần, thoa một chút phấn thơm cho hết mùi rượu.

- Tách một nhánh tỏi, đập giập, đắp vào vùng da bị nấm chân và để trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch với nước. Làm một lần/ngày. Lưu ý là tỏi có thể gây bỏng rát nên nếu có cảm giác hơi nóng hãy nhanh chóng rửa sạch chân. Nên đặt tỏi trực tiếp vào vùng da có nấm.

- Gừng cũng có thành phần chống nấm và cũng dùng để giảm bỏng rát hay đau tấy từ bệnh nấm chân gây ra. Chuẩn bị một ít trà gừng, để nguội, sau đó ngâm chân 15 phút, ngày hai lần.

Cách tận diệt nấm móng chân:

- Đổ 1cm bột ngô vào chậu nước.

- Thêm vào nước ấm vừa đủ để ngập bột và để trong vòng 30 phút.

- Sau đó đổ thêm nước ấm để ngâm chân (nước phải ngập bàn chân).

- Ngâm chân 1 tiếng/lần/tuần. Có thể làm cách này trong vòng một năm nếu có kết quả. Cách này vừa rẻ, vừa an toàn cho bệnh nấm móng hơn là dược phẩm.

Vân Anh

Theo tạp chí Sống Khỏe


Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cac-loai-chung-benh-ban-chan-va-cach-chua-huu-hieu-22789/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY