Mắc bệnh do di truyền
Trong tâm trạng lo lắng, ông Trần Hưng, 50 tuổi ở Lĩnh Nam (Hà Nội) tìm đến bác sĩ. Ông thấy mắt dạo này bị đơ, không linh hoạt như trước đây, thỉnh thoảng tay như bị lạnh cóng, sinh hoạt khó khăn.
Sau khi làm một vài xét nghiệm, bác sĩ hỏi tiền sử gia đình có ai mắc bệnh parkinson không thì biết ông nội ông Hưng mắc bệnh này lúc ngoài 60 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán ông Hưng đã bị bệnh này vài năm rồi, nhưng bây giờ nó mới biểu hiện ra bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng có khoảng 5-10% bệnh nhân Parkinson có xu hướng di truyền trội hoặc di truyền cơn.
Bên cạnh đó có một số nguyên nhân khác như: rối loạn cương dương ở nam giới, một số viêm não B, bệnh giang mai, sau chấn thương làm chảy máu ở các nhân xám trung ương. Tuổi càng cao bệnh càng gây khó khăn khi cử động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ, người già hay kéo lê chân và tăng nguy cơ té ngã. Bệnh bắt đầu từ giai đoạn không triệu chứng và có thể tiến triển đến mức bị tàn phế hoàn toàn trong vòng 10-20 năm.
Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa thần kinh hay gặp nhất. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị mắc bệnh Parkinson ngang nhau. Ở Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê cụ thể về bệnh này. Nhưng rất nhiều người không biết mình bị mắc bệnh, và con cháu vẫn nhầm là biểu hiện của tuổi già nên không đưa đi khám, hoặc khám không đúng chuyên khoa.
Ảnh minh họa |
Trầm cảm có thể gây bệnh
Trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện ra ông Hưng bị mắc bệnh trầm cảm từ khi vợ ông qua đời. Vì rất yêu vợ nên sự ra đi của bà khiến ông đau buồn trong suốt nhiều năm. Từ đó, ông sống khép mình và ít chia sẻ buồn vui với mọi người. Ông hay nhớ về quá khứ, đôi khi khóc một mình.
Trầm cảm có thể mắc ở mọi lứa tuổi, nó là một dạng rối loạn tâm lý, người ta có thể đau khổ quá mức về một chuyện gì trong đời như thất nghiệp, ly hôn, bị tai nạn, người thân qua đời... Khi về già con người càng dễ mắc hơn nếu thiếu sự quan tâm của người thân.
Gần đây các nhà khoa học chỉ ra rằng đó có thể là một trong những biểu hiện sớm của bệnh Parkinson. Kết luận này được chứng minh bằng một cuộc khảo sát tại châu Âu. Các nhà nghiên cứu phát hiện trên 80% bệnh nhân Parkinson thường xuyên bị trầm cảm.
Trong cuộc khảo sát trên 500 bệnh nhân Parkinson từ loại nhẹ đến vừa phải ở Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh, các nhà nghiên cứu phát hiện 40% bệnh nhân ít khi hoặc không bao giờ nói với bác sĩ về tình trạng trầm cảm của mình. Họ cũng phát hiện gần như tất cả các bệnh nhân thường xuyên hay thỉnh thoảng có các triệu chứng của trầm cảm, nhưng chính họ cũng khó biết là mình bị trầm cảm.
Triệu chứng mắc Parkinson
Rối loạn phản xạ gân xương, phản xạ mũi, run môi, run tay chân, mi mắt tăng, không có rung giật nhãn cầu; rối loạn thần kinh thực vật như ra nhiều mồ hôi, tiết nhiều nước bọt, tăng tuyến bã, táo bón, phù, tím đầu chi...
Chăm sóc tại gia
Ban đầu những triệu chứng rất mờ nhạt nên người bệnh vẫn có thể tiếp tục cố gắng được trong các sinh hoạt bình thường như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, uống thuốc và đi vệ sinh. Vì vậy, đến khi thấy rõ các triệu chứng run tay chân, khó cử động nhiều người mới lo lắng đi khám bác sĩ. Họ không biết mình mắc bệnh từ khi nào vì những năm trước nó không có biểu hiện gì rõ ràng nên cho rằng mình bị mỏi cơ đơn thuần.
Chúng ta không thể nào dự đoán trước triệu chứng nào sẽ trở nên chính yếu và làm cho bệnh nhân suy yếu nhiều nhất. Điều này gây khó khăn cho việc sắp xếp và lên kế hoạch chăm sóc trong tương lai. Tuy nhiên, chăm sóc cho người bệnh tại nhà tốt hơn so với việc để bệnh nhân nằm viện. Bởi vì bệnh nhân sẽ có tâm lý thoải mái vì được gần gũi người thân, chi phí đỡ tốn kém. Gia đình chỉ cần cho bệnh nhân đi khám định kỳ hoặc gọi bác sĩ tới nhà thăm khám xem mức độ của bệnh đến đâu và kê thuốc điều trị hợp lý.
Nhu cầu của người bệnh parkinson sẽ tăng lên theo thời gian và yêu cầu đối với người chăm sóc cũng sẽ cao hơn. Người bệnh sẽ bị mất khả năng sống độc lập, nấu ăn, lái xe, đi ra ngoài... Do đó người chăm sóc sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Căn phòng dành riền cho người bị bệnh Parkison cũng phải được chuẩn bị sẵn dụng cụ tập đi, xe lăn, đồ ăn uống... những gì dễ rơi vỡ để tránh xa. Nếu người bệnh có triệu chứng lú lẫn thì không được để tủ thuốc cạnh giường
Bị Parkinson uống thuốc hay phẫu thuật?
Ít người lựa chọn phương pháp phẫu thuật bởi vì nó liên quan tới não, sẽ có một số nguy cơ nhất định. Phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh Parkinson nửa người, không có suy giảm trí nhớ, tuổi dưới 50.
Bệnh parkinson là một chứng bệnh thoái hóa thuộc hệ thần kinh. Có khoảng 10.000 người được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, với 1/2 người mặc bệnh dưới 40 tuổi. |
Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu càng tốt và hạn chế tối đa hiện tượng đãng trí, ảo giác. Bác sĩ sẽ chọn cách điều trị phù hợp nhất tùy thuộc vào những triệu chứng nổi bật của bệnh nhân.
Thông thường trong giai đoạn sớm, bệnh nhân uống thuốc để duy trì công việc và sinh hoạt bình thường. Đa số các triệu chứng của bệnh là do thiếu hụt chất dopamin ở não, nên người ta đã chế ra các thuốc nhằm thay thế cho dopamin, hoặc bắt chước tác dụng liên kết của dopamin trên não. Các thuốc này giảm run, giảm cứng đờ và chậm chạp do bệnh Parkinson gây ra.
- Nếu nguyên nhân là do run giật, có thể sử dụng thuốc điều trị run giật như amantadine Symadine, Symmetrel. Thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng run giật khoảng 50% trường hợp và không gây cứng khớp và di chuyển chậm chạp.
- Nếu nguyên nhân là do cứng khớp, di chuyển chậm chạp, giảm sự khéo léo, nói chậm, lê chân, đó là những triệu chứng liên quan đến các neuron dopamin. Thuốc được sử dụng là Levodopa-carbidopa (Sinemet) có tác dụng tăng lượng dopamin trong não.
Bên cạnh việc uống thuốc đúng cách, người bệnh nên tập thể dục tích cực. Những người càng lười vận động thì bệnh càng nặng hơn. Nên ăn nhiều rau quả, không kiêng thịt cá, nhưng không ăn nhiều trong một bữa.
Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: