Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Các nhà khoa học đang làm thế nào để biết những bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh rồi có bị tái nhiễm hay không?

(MangYTe) - Đa số các trường hợp, một khi cơ thể bạn có được kháng thể để chống lại virus, bạn sẽ không bị tái nhiễm bệnh nữa.

SARS-CoV-2 là một chủng virus corona hoàn toàn mới. Điều đó nghĩa là còn rất nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa biết về virus này, cũng như căn bệnh viêm đường hô hấp cấp mà nó gây ra.

Một câu hỏi quan trọng còn sót lại vào lúc này đó là: Liệu những đã bình phục có bị tái lây nhiễm hay không? Họ có thể được xuất viện khi xét nghiệm âm tính? Và nếu có thì còn nguy cơ lây cho người khác hay không?

"Chúng ta không biết nhiều lắm về nó", Matt Frieman, một nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Maryland ở Baltimore, nói với NPR.

"Tôi nghĩ rằng có một kịch bản rất có thể xảy ra, đó là dịch bệnh sẽ qua trong năm nay, và mọi người đều sẽ có được một mức độ miễn dịch nhất định với nó. Rồi nếu virus có quay trở lại một lần nữa, chúng ta cũng sẽ được bảo vệ.

Hoặc là chúng ta đã hoàn toàn miễn nhiễm, hoặc là nếu bạn có bị tái nhiễm ở thời điểm một năm nữa tính từ bây giờ, thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn nhiều".

Bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng trả lời câu hỏi này. Bởi nó đóng một vai trò rất quan trọng để quyết định xem có nên cho những bệnh nhân Covid-19 bình phục xuất viện hay tiếp tục cách ly họ hay không?

Miễn dịch với virus corona

Lần đầu tiên khi cơ thể bạn chạm trán với virus corona mới, nó không hề có khả năng miễn dịch. Muốn có được miễn dịch với một mầm bệnh mới, cơ thể bạn phải phát triển các kháng thể - là những protein chống lại một kháng nguyên cụ thể.

Trong đa số các trường hợp, một khi cơ thể bạn có được kháng thể và học được cách chống lại một mầm bệnh ngoại lai cụ thể, bạn sẽ không thể bị bệnh trở lại nữa. Đó là lý do tại sao một người đã mắc thủy đậu hoặc tiêm vắc-xin chống lại nó sẽ không thể mắc bệnh lại lần nữa.

Các trường hợp hiếm hoi còn lại, bạn sẽ bị tái nhiễm với một virus khi nó đột biến để thoát được các kháng thể mà hệ miễn dịch đã trang bị. Ví dụ với virus cúm mùa, nó đột biến rất nhanh theo từng năm, và đó là lý do tại sao chúng ta cần tiêm chủng lại trước mỗi mùa cúm mới.

Ngoài ra, một số loại kháng thể có xu hướng suy yếu theo thời gian. Và đó cũng có thể là lý do khiến bạn bị tái nhiễm với một căn bệnh cũ.

Trong trường hợp của virus corona mới, báo cáo cho thấy đã có một hướng dẫn viên du lịch ở Nhật Bản bình phục sau khi nhiễm Covid-19, nhưng sau 3 tuần, bệnh nhân này lại xét nghiệm dương tính với nó một lần nữa.

Các bác sĩ không chắc chắn liệu đó là hiện tượng tái nhiễm hay đơn giản là cô gái này chưa hồi phục hoàn toàn sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Hoặc cũng có thể một trong số các xét nghiệm này có sai số.

Trong khi lấy mẫu bệnh phẩm, vận chuyển mẫu, cá nhân người xét nghiệm và độ sai số của máy xét nghiệm vẫn có thể tạo ra các kết quả âm tính hoặc dương tính giả.

Vắc-xin và hệ thống miễn dịch cùng hoạt động trên cơ thể kháng thể để ngăn ngừa virus.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy các y tá, bác sĩ nhiễm SARS năm 2002 đã xây dựng được cho mình một hệ miễn dịch, với nồng độ kháng thể đạt đỉnh vào năm 2004. Nhưng sau đó, nồng độ kháng thể đã giảm dần cho tới khi họ kết thúc nghiên cứu vào năm 2015.

Các "kháng thể có hoạt tính trung hòa và bảo vệ chống nhiễm bệnh", các nhà nghiên cứu viết. Sự xuất hiện và tồn tại của chúng trong máu là một bằng chứng cho thấy những bệnh nhân hồi phục này có một số khả năng miễn dịch với SARS.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ liệu đó có phải một "sự bảo vệ hoàn toàn" hay không, nghĩa là không chắc các bệnh nhân này sẽ không tái nhiễm nếu gặp phải virus SARS nhiều năm sau khi họ khỏi bệnh.

Virus SARS-CoV-2 hiện nay chia sẻ tới 79,5% mã di truyền của nó với chủng SARS năm 2002 (SARS cũng là một virus corona). Cho nên, nhiều khả năng các kháng thể của chúng cũng sẽ hoạt động tương tự nhau.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã chủ động lây nhiễm virus corona cho những con khỉ Rhesus macaque, để chúng phục hồi, sau đó cố gắng tái nhiễm chúng một lần nữa. Kết quả, lần nhiễm virus đầu tiên đã khiến những con khỉ bị bệnh nhẹ, chúng giảm cân và bị viêm phổi.

Tuy nhiên, đến lần lây nhiễm thứ hai, dường như không có bất kỳ con khỉ nào bị bệnh nữa. Nghe rất khả quan, nhưng nghiên cứu này hiện đang được đăng tải trên MedRx và chưa được bình duyệt.

Xét nghiệm kháng thể có thể cho bạn biết bạn đã bị nhiễm Covid-19 hay chưa

Nếu những người phục hồi từ Covid-19 có thể miễn dịch với căn bệnh, thì điều quan trọng hơn là phải biết ai đã nhiễm virus và ai chưa.

Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), khoảng 1% trường hợp nhiễm virus corona mới không hề có triệu chứng. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ này có thể còn cao hơn nữa, bởi vì những người nhiễm virus không triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ thường không được xét nghiệm và đưa vào báo cáo.

Các xét nghiệm máu tìm thấy kháng thể của virus corona mới có thể cho mọi người biết rằng mình đã bị nhiễm trước đó hay chưa - ngay cả sau khi họ đã hồi phục và ngay cả khi họ không bao giờ xuất hiện triệu chứng.

Xét nghiệm kháng thể này khác với các xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 đang được sử dụng hiện nay. Các xét nghiệm Covid-19 hiện nay nhằm để xác nhận căn bệnh đang tồn tại trong cơ thể một người, trong khi xét nghiệm kháng thể sẽ xác nhận xem một ai đó có đang hồi phục hay đã phục hồi từ virus hay chưa.

Một thùng chứa kit xét nghiệm Covid-19 tại New Rochelle, New York.

Bởi vậy, xét nghiệm kháng thể sẽ đặc biệt hữu ích cho những người muốn tự hỏi liệu bản thân mình có an toàn hay không, liệu họ có nên tự cách ly hay có thể ra ngoài được trong khi một phần ba thế giới đang bị phong tỏa hoặc hạn chế đi lại.

Mặc dù vậy, việc triển khai các kit xét nghiệm kháng thể phải được thực hiện nghiêm túc, dưới sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn. Điều này để tránh một số cá nhân hoặc đơn vị lợi dụng sự lo lắng của cộng đồng để bán các kit xét nghiệm giả để trục lợi.

"Cuối cùng, việc này (xét nghiệm kháng thể) có thể giúp chúng tôi tìm ra ai có thể đưa đất nước trở lại bình thường", Florian Krammer, giáo sư tại Trường Y khoa Mount Sinai, Icahn nói với Reuters. "Những người đã miễn dịch với căn bệnh có thể là những người đầu tiên trở lại cuộc sống bình thường và bắt đầu lại mọi thứ".

Các phòng thí nghiệm của trường đại học và các công ty y tế đều đang gấp rút sản xuất các xét nghiệm tìm kháng thể trong máu. Và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã nới lỏng các quy tắc của mình để cho phép các xét nghiệm như vậy được có mặt trên thị trường nhanh hơn.

Tham khảo Businessinsider

Nhóm nghiên cứu Vũ Hán: 3-10% bệnh nhân Covid-19 sau khi xuất viện đã dương tính lại với virus nhưng không lây nhiễm cho người khác

zknight - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/cac-nha-khoa-hoc-dang-lam-the-nao-de-biet-nhung-benh-nhan-covid-19-khoi-benh-roi-co-bi-tai-nhiem-hay-khong-72020283133821663.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY