Các phương pháp khám cận lâm sàng gan mật được phát triển rất nhiều trong những năm gần đây nhất là về phương diện thăm dò hìnht háu và thăm dò chức năng kết hợp với các phương pháp kinh điển đã giúp cho sự chẩn đoán các bệnh gan mật càng ngày càng thêm chắc chắn và chính xác. Trên cơ sở các chẩn đoán chắc chắn và chính xác đó, người ta mới áp dụng được các phương pháp điều trị tích cực để chữa một số bệnh mà trước đây coi như là nan giải (ví dụ: cắt gan để chữa ung thư như gan tiên phát ).
Phương pháp lâm sàng bằng sờ, gõ chỉ cho ta nhận định được tình trạng của gan khi nó to, nhô ra khỏi bờ sườn: ngay cả trong trường hợp đấy, chúng ta cũng chỉ sờ và gõ được phần mặt gan nhô ra khỏi bờ sườn, nghĩa là không nhận định được.
Các phương pháp thăm dò hình thái đã khắc phục được nhược điểm đó của lâm sàng: đấy là phương pháp x quang đồng vị phóng xạ và soi ổ bụng.
Chụp gan ở xa. (teléradiographie hépatique): Để người bệnh cách xa máy chụp một khoảng nhất định và chụp vùng gan. Phương pháp này giúp ta nhận định được kích thước của gan để đánh giá được mức độ to nhỏ.
Chụp gan sau khi bơm hơi màng bụng: Chụp vùng gan sau khi đã bơm vào ổ bụng độ 1lít oxy, để gây một liềm hơi tách mặt trên gan khỏi sát vào cơ hoành. Có thể làm đơn thuần, hoặc kết hợp với các phương pháp trên, hoặc kết hợp với bơm hơi vào đại tràng để có một lớp hơi làm ranh gioới rõ rệt cho bờ dưới của gan như thế không những nhận định được mặt trên của gan nhờ có liềm hơi mà còn nhận định được kích thước của gan một cách rõ ràng nhờ có liềm hơi giới hạn bờ trên của gan và lớp hơi đại tràng giới hạn bờ dưới của gan.
Chụp hệ thống cửa: Chụp bụng của người bệnh ở vùng ngang gan và lách sau khi đã tiêm vào hệ thống cửa một loại Thu*c cản quang có iot qua một kim chọc vào lách: Thu*c cản quang sẽ làm xuất hiện rõ vùng rốn lách, tĩnh mạch cửa cùng với các tuần hoàn bàng hệ nếu có và bóng gan. Phim chụp hệ thống thường chia làm 3 thì:
Thì tĩnh mạch cửa (khi Thu*c cản quang mới còn ở tĩnh mạch cửa): Để nhận định tình trạng tĩnh mạch cửa. Bình thường tĩnh mạch cửa xuất hiện thành một vệt rộng khoảng 1 cm lúc đầu đi từ lách xuống và hướng về bên phải, sau đó đi chệch lên trên về gan: Không thầy Thu*c cản quang đi ngược vào các nhánh khác của tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch treo lớn và nhỏ).
Thì tĩnh mạch trong gan: Khi Thu*c cản quang vào tới các tĩnh mạch trong gan), các nhánh cửa trong gan xuất hiện phân chia đều khắp vùng gan. Giúp ta nhận định hình thái của nhu mô gan, các nhánh cửa trong gan bị cắt đoạn nếu trong nhu mô gan có u lành hoặc ác tính, các nhánh đó bị xơ xác nếu gan xơ.
Thì mao mạch: Thu*c cản quang vào các mao mạch của gan làm xuất hiện toàn bộ bóng gan và do đó cũng giúp ta nhận định kích thước của gan và cả nhu mô gan (sẽ có hình khuyết trong bóng gan nếu có u).
Chụp động mạch chủ bụng hoặc chụp động mạch thân tạng: Bơm Thu*c cản quang vào động mạch chủ bụng qua một ống thông đưa vào động mạch chủ bụng. Các nhánh của động mạch gan sẽ xuất hiện rõ. Giúp chúng ta phân biệt u ở trong gan có tínhc hất lành hay ác tính, nếu là u ác tính thì ngoài các nhánh của động mạch gan ra, còn có thêm nhiều mao mạch tân tạo ở vùng u ác tính.
Chụp túi mật không Thu*c cản quang: Thường không thấy được bóng túi mật, phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ sỏi mật. Ngay cả những trường hợp này, cũng ít khi thấy được hình sỏi vì phần lớn sỏi mật không cản quang. Trong một số ít trường hợp sỏi sẽ xuất hiện hình một bóng, ít khi đơn độc vì thường có nhiều sỏi: những bóng sỏi này thường có hình một sỏi cần phân biệt với thận bằng chụp nghiêng, sỏi thận ở sau cột sống, sỏi mật sẽ ở trước cột sống.
Vì ít khi thấy được sỏi mật cản quang, cho nên cần phải chụp túi mật và hệ thống mật quản với Thu*c cản quang.
Túi mật bị loại trừ: Có cản quang cơ giới làm mật có Thu*c cản quang không vào được túi mật hoặc túi mật bị teo đét không chứa mật nữa.
Túi mật xuất hệin thành một bón hình quả lê ở bờ sườn phải. Nếu có sỏi trong túi mật sỏi xuất hiện thành một hình khuyết trong cái bóng hình quả lê đó. Dù có sỏi hay không có sỏi, khi xuất hiện bóng túi mật, bao giờ cũng phải làm thêm một nghiệm pháp thăm dò khả năng co bóp của túi mật; đó là nghiệm pháp Boyden: cho người bệnh ăn hai lòng đỏ trứng trộn đường cứ sau nửa giờ chụp một lần (cho được tất cả 4 lần trong 2 giờ): nếu co bóp của túi mật tốt sau khi ăn lòng đỏ trứng, túi mật co bóp ngay, bóng mật sẽ nhỏ lại dần và sau hai giờ không thấy bóng túi mật đâu nữa. Nếu túi mật co bóp kém thì sau hai giờ, có khi 4-5 giờ sau vẫn còn thấy túi bóng mật.
Đưa thẳng vào túi mật: bằng một kim chọc qua thành bụng vào túi mật (thường làm trong khi soi ổ bụng để chọc đúng vào túi) phương pháp này nguy hiểm vì dẽ gây biến cố viêm màng bụng do rỉ mật qua lỗ chọc túi mật. Thường hay áp dụng phương pháp đặt một ống thông vào túi trong khi mổ túi mật rồi qua ống thông đó mà bơm Thu*c cản quang vào đường mật và chụp trong hoặc sau khi mổ. Thu*c cản quang sẽ đi vào các ống mật trong và ngoài gan; nếu có cản quang cơ giới trên các ống mật thì hình ống mật sẽ bị cắt đoạn.
Đưa thẳng vào các mật quản trong gan qua da (cholangt ographie transculanée): dùng một kim chọc qua thành ngực trước gan trên đường nách trước để đi thẳng vào các mật quản trong gan, biết được bằng cách dùng tiêm hút thấy mật ra trong đốc kim. Qua kim đó sẽ bơm chất cản quang vào mật quản trong gan chât cản quang sẽ đi đều vào các mật quản và xuống mặt quản chủ về túi mật nếu có cản quang cơ giới chất cản quang sẽ bị nghẽn lại.
Nguyên tắc: Dùng một loại Thu*c thường được gan dự trữ lại và thải tiết ra bằng đường mật kết hợp với một đồng vị phóng xạ (thường là Rose Bangal đánh dấu với I 131), tiêm vào tĩnh mạch cho người bệnh rồi theo dõi sự xuất hiện các phóng xạ ở gan bằng một máy đếm phóng xạ có kèm thâm các bộ phận ghi biểu đồ di chuyển trên vùng gan; trong khi di chuyển trên diện gan, mỗi khi có phóng xạ, bút của bộ phận ghi biểu đồ sẽ chấm một vạch trên giấy và cứ như thế chúng ta sẽ vẽ được hình gan phóng xạ.
Đánh giá chức năng gan: Khi gan suy (ví dụ trong xơ gan), gan không giữ được Rose Bengal có phóng xạ cho nên trên gan đồ các dấu chấm phóng xạ rất thưa thớt. Người ta thường kết hợp thêm với theo dõi phóng xạ ở máu, khi gan suy, phóng xạ rất thưa thớt trên gan đồ, trái lại vẫn tập trung rất cao ở máu.
Bằng một ống soi đưa vào ổ bụng qua một lỗ rạch ở thành bụng, soi ổ bụng là một phương pháp rất có giá trị vì nó cho phép ta nhận định được cụ thể bằng mắt hình thái của mặt gan và túi mật. Tuy vậy giá trị của nó cũng ít nhiều bị hạn chế vì ống soi chỉ nhìn thấy mặt trên gan và một phần nào của mặt dưới cho nên có thể bỏ sót những tổn thương trong lòng gan (ví dụ: ung thư kiểu nhân chưa làm biến dạng mặt gan).
Phương pháp này được chỉ định trong hầu hết các bệnh gan mật (có gan to hay gan nhỏ, có hay không có hoàng đản, có sốt hay không có sốt).
Ngoài các tác dụng nhận xét tình trạng gan mật, soi ổ bụng, còn được áp dụng để nhận xét các phủ tạng khác trong ổ bụng (lách, mặt ngoài dạ dày, đại tràng, buồng trứng, mạc treo và các u trong ổ bụng).
Là một phương pháp thăm dò hiện được áp dụng rộng rãi ở các nước; được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý ở gan hoặc có liên quan đến gan mà bằng các phương pháp thăm dò khác, chẩn đoán chưa được rõ ràng.
Riêng trường hợp apxe gan, nếu đã chẩn đoán thật chắc chắn thì không cần chọc dò tại một cơ sở nội khoa xa trung tâm phẫu thuật, nếu chẩn đoán chưa được chắc chắn hoặc điều trị như một áp xe mà không bớt thì cần phải chọc để xác định chẩn đoán, nếu đúng là ap xe thì khi hút ra sẽ có mủ, trong trường hợp này cần để kim tại chỗ, không được rút khi ra (vì mủ sẽ rò ra theo lỗ kim chọc, gây viêm màng bụng mỡ) và gửi ngay người bệnh đến một cơ sở phẫu
thuật.
Bị hạn chế trong các trường hợp tổn thương khu trú (ung thư gan, ap xe gan): sinh thiết ương tính có giá trị quyết định chẩn đoán, nhưng sinh thiết âm tính không có giá trị loại trừ chẩn đoán vì có thể chọc không đúng chỗ tổn thuơng. Do đó sinh thiết kết hợp với khi soi ổ bụng hơn hẳn sinh thiết mù.
Dựa vào các chức năng S*nh l* của gan. Gan có rất nhiều chức năng, ở đây chỉ nêu các phương pháp thăm dò một số chức năng chính thường áp dụng trên lâm sàng:
Định lượng bilirubin máu: Bình thường 8-12mg/l. khi tăng lên sẽ có giá trị xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ hoàng đản.
Tìm sắc tố mật, muối mật, urobilin, urobilinogen ở nước tiểu: Bình thừong chỉ có rất ít urobilinogen và không có sắc tố, muối mật, urobilin.
Thông tá tràng kết hợp kích thích túi mật bằng magie sun fat (Meize Lyôn): Để lấy 3 loại mật: A (mật ở ống mật chủ), B (mật ở túi mật), C (mật trong gan).
Ngoài thông tá tràng thường, người ta còn dùng Thông tá tràng định phút (lubage duodénal minuté) để đánh giá tình trạng trương lực của túi mật và khả năng co thắt của các cơ trơn đường mật.
Định lượng amoniac trong máu: Bình thường 100%. Tong suy gan nặng, nhất là trong hôn mê gan sẽ tăng nhiều.
Nghiệm pháp bài tiết axit hipurie: Gan giữ axit benzoic và nhờ tác dụng của một chất men (hipuricaza) tổng hợp axit benzoic với glycocol (do gan làm ra) thành axit hipuric bài tiết ra nước tiểu.
Trên cơ sở đó, phương pháp tiến hành như sau: Cho người bệnh uống nabenzot (6g) pha với 200ml nước, sau đó lấy nước tiểu trong 4 giờ liần và định lượng axit hipuric.
Nghiệm pháp Rose Bengal hoặc BSP (Bromo sufophtalein): Tiêm tĩnh mạch cho người bệnh chất Rose bengal 2% với liều lượng 0,0015 g/kg cơ thể hoặc BSP 5% với liều lượng 0,005%g/kg cơ thể. Sau 45 phút, lấy máu tĩnh mạch định lượng Rose bengal hoặc glucotoza
Bình thường sau 45 phút, tỷ lệ Rose bengal trong máu dưới 0,003g/l và BSP ưới 5%. Trong suy gan các tỷ lệ đó tăng cao.
Nghiên cứu thời gian xuất hiện BSP hoặc Rose Bengal trong mật: Thông tá tràng cho người bệnh và kích thích túi mật bằng Magie sun fat (Metze Lyôn). Khi thấy mật C chảy, thì bắt đầu tiêmv vào tĩnh ạmch cho người bệnh với liều lượng như trên. Sau đó theo dõi mật C chảy từng phút vào ống nghiệm đã có sẵn dung dịch NaOH 10%, khi mật C có mang theo BSP xuất hiện chảy vào dung dịch NaOH sẽ chuyển sang màu đỏ tím.
Đối với Rose Bengal cũng vậy nhưng không cần có NaOH: Khi mật C có Rose Bengal xuất hiện ta dễ biết ngay vì mật đó sẽ có màu hồng.
Bình thường thời gian xuất hiện BSP ở mật: 15 phút đến 20 phút, của Rose Bengal là 30 phút. Thời gian đó sẽ kéo dài trong tắc mật:
Nghiệm pháp gây đái galactoza: 8 giờ sáng bảo người bệnh đái hết nước tiểu (bỏ chỗ nước tiểu này), rồi cho uống 40g galactoza 20ml nước; sau đó lấy nước tiểu từ 8 giờ đến 10 giờ (mẫu 1) từ 10 đến 12 giờ (mẫu 2), từ 12 giờ đến 18 giờ (mẫu 3) từ 18 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau (mẫu 4) để định lượng glucotoza.
Gan có nhiệm vụ làm ra axitamin từ các chất axitamin bên ngoài đưa vào hoặc tổng hợp từ các chất khác sãn có trong cơ thể. Trong tế bào gan các axit amin đó sẽ được biến hoá thành serin hoặc tiền sợi huyết. Người ta thăm dò chức năng tạo đạm bằng các phương pháp:
Để định chất và định lượng các thành phần chất đạm trong máu dựa vào tốc độ chuyển dịch, của từng thành phần trong một điện trường.
Về phương diện S*nh l* học, và bệnh lý học, người ta biết rõ là serin do gan tạo ra, còn các globulin về căn bản do các tổ chức võng mạc tạo ra và mỗi loại globulin đáp ứng với một số quá trình nhất định của cơ thể: nhiễm khuẩn, huỷ hoại (a) . Chuyển hoá và vận chuyển mỡ (b), phát sinh kháng thể (g).
Bình thường trong một lít huyết tương có 80g ambumin gồm 45 - 55g serin, và 25-35g globulin cho nên tỷ số serin/globulin trung bình là S/G= 1,5 đến 1,8.
Gros (với dung dịch Hayem): Bình thường 1,7ml Hayem. Trong suy gan, số lượng dung dịch Hayem hạ nhiều.
Mac Lagan (Với Thymol): Bình thường 0 - 10 đơn vị MacLagan. Trong suy gan, kết quả sẽ trên 10 đơn vị và nếu trên 40 thì cũng chắc chắn là suy gan.
Ngoài ra còn các phản ứng Hangơ (với xephalin cholesterol, Takata Ara (với biclorua thuỷ ngân), Weltmann (với Cl2Ca), Kunken (với SO4Zn), Wunderley (với Calmi Sunfat).
Cholesteron là một thành phần của mật và gan do tổng hợp, este hoá và thải trừ ra ngoài bằng đường mật, cho nên người ta thăm dò chức năng này bằng:
Định lượng Cholesteron máu: Bình thường 1,6 - 1,8g/l. tăng lên trong hoàng đản tắc mật (có khi trên 4g). giảm đi trong suy gan (có khi dưới 0,5g).
Tỷ số đó sẽ giảm nhiều trong suy gan vì chất cholesteraza (một chất men để phân hoá cholesterol) do gan làm ra bị giảm sút nhiều và gan không este hoá cholesterol được nữa.
Gan có ảnh hưởng rất nhiều đối với cơ chế đông máu vì gan sản xuất ra tiền sợi huyết Protrombin… chứa nhiều heparin. Ngoài ra muốn hấp thụ được Vitamin K để tổng hợp Protrombin, cũng cần phải có tác dụng của mật trong việc chuyển hoá các chất mỡ làm cho Vitamin K vào được cơ thể và tế bào gan phải tốt. Cho nên trong suy gan, cơ chế đông máu có thể có nhiều biến đổi quan trọng phát hiện bằng:
Định lượng Protrombin (thời gian Quick): Bình thường thời gian Quick là 12 giây và tương ứng với tỷ số Protrombin 10%. Thời gian Quick càng dài, tỷ lệ Protrombin càng thấp. Chính xác hơn nữa, nên làm phức đồ protrombin.
Cùng với định lượng protrombin người ta thêm nghiệm pháp Kohler để chẩn đoán phân biệt một hoàng đản do viêm gan hay do tắc mật ngoài gan.
Sau khi định lượng thấy protrombin dã bị giảm, tiềm cho người bệnh 5 ngày liền mỗi nàgy 0,005g vitamin K dưới da sau đó kiểm tra lại protrombin máu.
Trong hoàng đản do viêm gan, mặc dù tiêm Vitamin K, protrombin máu vẫn không trở lại bình thường vì gan bị viêm không còn khả năng làm ra protrombin.
Trong hoàng đản do tắc mật ngoài gan, sau 5 ngày viêm vitamin K protrombin trong máu sẽ lên lại 100% vì gan tắc mật đã bị thiếu nguyên liệu để làm ra protrombin. Nguyên liệu đó là vitamin K, một vitamin tan trong mỡ mà vì tắc mật, chất mõ không được chuyển hoá tốt, không được hấp thụ qua ruột và đem theo chất vitamin K về gan, cho nên chỉ cần tiếp vitamin K cho gan bằng đường tiêm là gan lại có thể sản xuất ra protrombin làm cho protrombin máu trở lại đậm độ bình thường.
Ngoài ra người ta còn định lượng các men để đánh giá sự chuyển hoá của tế bào gan. Các men đó rất nhiều nhưng thường chia thành ba nhóm:
Nhóm men khi tăng lên ở máu chứng tỏ có cản trở lưu thông trên đường dẫn mật: Các men này do gan sản xuất ra và cũng do gan đưa ra ngoài theo với mật, photphataza kiềm áp dụng thông thường nhất (bình thường: dưới 8 đơn vị K. Amstrong).
Nhóm men khi tăng lên ở máu chứng tỏ có huỷ hoại tế bào gan: Áp dụng thông thường nhất ở lâm sàng là các men:
Transaminaza: SGOT (transaminaza glucomino oxaloaxetic seric) và SGPT (Transaminaza glutamino pyruvic seric). Bình thường dưới 1,5 mol/100ml, sẽ tăng lên rất nhiều khi có huỷ hoại tế bào gan, cụ thể và điển hình nhất là trong viêm gan do virut. Nhưng cũng phải cần nhớ rằng các men đó nhất là SGOT không đặc hiệu cho gan và cũng tăng khi có huỷ hoại tế bào ở các phủ tạng khác (ví dụ SGOT tăng trong nhồi máu cơ tim).
Ngoài ra trong các thăm dò chức năng gan mà c6àn phải xét nghiệm nước tiểu (nghiệm pháp gây galactoza niệu, hoặc nghiệm pháp natri benzoat), muốn các thăm dò đo phản ứng trung thực chức năng gan, cần phải bảo đảm khả năng bài tiết của thận còn tốt.
Chẩn đoán phân biệt vàng da do viêm gan hay do tắc mật nguyên nhân ngoài gan: Trong tắc mật ở chu kỳ đầu, chức năng gan còn bình thường, trong viên gan chức năng gan bị suy. Ngoài ra còn các phương pháp thăm dò chức năng trên còn được sắp xếp theo hội chứng để chúng ta có thể căn cứ vào đó mà phân biệt hoàng đản do viêm hay do tắc.
Chẩn đoán phân biệt xơ gan to với ung thư hoặc apxe gan: Trong ung thư và apxe gan, chức năng gan không bị rối loạn như trong xơ gan to.
Để tiện vận dụng trên lâm sàng, hiện nay người ta chia các thăm dò chức năng nói trên theo 4 hội chứng:
Serin giảm và tỷ số serin/globulin <1.
Chủ đề liên quan:
các phương pháp các phương pháp khám cận lâm sàng gan mật gan mật lâm sàng phương pháp triệu chứng tiêu hóa