Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Các Thuốc điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Theo một số liệu thống kê từ năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 300 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh này.

Trầm cảm (TC) là một dạng rối loạn tâm trạng kéo dài với các biểu hiện buồn chán, tuyệt vọng, không còn hứng thú, quan tâm đến cuộc sống… ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ, hành động và sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh!

TC có thể xảy ra ở bất kỳ ai (chiếm 80% khả năng mắc bệnh ở mỗi người vào một giai đoạn nào đó), ở mọi lứa tuổi nhưng thường tập trung ở độ tuổi từ 18 - 45 và nữ giới thường chiếm đa số.

Hiện nay, y học vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh TC, nhưng có nhiều yếu tố liên quan gây bệnh:

- Di truyền: khả năng mắc bệnh TC tăng cao trong những người có cùng quan hệ huyết thống.

- Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não: nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, thay đổi chức năng và tác dụng của các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine, norepinephrin… đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra TC.

- Rối loạn hormon: sự mất cân bằng nội tiết tố estrogen trong thời kỳ mãn kinh, sau khi sinh con… là một trong những nguyên nhân gây ra TC.

- Thuốc: một số loại Thuốc khi sử dụng một thời gian dài, sẽ gây ra tác dụng phụ TC như Thuốc an thần, Thuốc ngừa thai…

- Căng thẳng, stress trong cuộc sống, mất người thân, bệnh tật…

- Cảm giác buồn chán, trống rỗng, tuyệt vọng.

- Khó tập trung suy nghĩ hay quên.

- Hay tức giận, cáu gắt.

- Cảm giác mệt mỏi, vô dụng, không xứng đáng…

- Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.

- Mất hứng thú hay quan tâm đến các sở thích trước đây như hoạt động T*nh d*c, thể thao…

- Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều.

- Thường suy nghĩ về cái ch*t, có ý tưởng hoặc hành vi Tu tu…

Có nhiều nhóm Thuốc được sử dụng trong điều trị TC và các loại Thuốc này thường phát huy hiệu quả điều trị sau 2 - 3 tuần. Các bác sĩ thường sử dụng hai nhóm Thuốc với nhau cùng phối hợp với chống loạn thần, Thuốc rối loạn lo âu… để tăng hiệu quả điều trị.

Nhóm Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): citalopram, fluoxetine, paroxetine, sertralin…

Đây là nhóm Thuốc thường được các thầy Thuốc chọn lựa để TC, vì có hiệu quả cao và ít gây ra tác dụng phụ so với các loại Thuốc chống trầm cảm khác.

Cơ chế tác dụng của nhóm Thuốc nảy là ức chế sự tái hấp thu serotonin, là một chất dẫn truyền thần kinh có trong não, nên có tác dụng làm giảm các triệu chứng TC

Nhóm Thuốc chống SSRI có thể gây ra các tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn chức năng T*nh d*c, khô miệng, tiêu chảy, giảm cân, mất ngủ…

Nhóm Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin (SNRI):Desvenlafaxin, duloxetin, venlafaxine…

Cơ chế tác dụng của nhóm Thuốc nảy là ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrin trong não.

Nhóm Thuốc SNRI thường gây ra các tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, rối loạn chức năng T*nh d*c, táo bón..

Nhóm Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): amitriptylin, desipramine, doxepin, imipramine…

Nhóm Thuốc chống ba vòng tuy mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nhưng do gây ra nhiều tác dụng phụ nên hiện nay ít dược sử dụng.

Cơ chế tác dụng của nhóm Thuốc TCA tương tự như SNRI: hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrin trong não. Ngoài ra, còn ngăn chặn các thụ thể muscarinic M1, histamine H1 và alpha-adrenergic.

Nhóm Thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ: khô miệng, táo bón, mờ mắt, bí tiểu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, suy giảm trí nhớ, hạ huyết áp, rối loạn chức năng T*nh d*c…

Nhóm Thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOI): tranylcypromin, phenelzin, isocarboxazid…

Đây là nhóm Thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, nên chỉ được sử dụng khi các nhóm Thuốc khác không có tác dụng điều trị.

Cơ chế tác dụng của nhóm Thuốc này là ngăn chặn sự hoạt động của enzym monoamin oxydase, là một loại enzyme phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin, serotonin và dopamin trong não

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm Thuốc MAOI: hạ huyết áp tư thế, tăng cân và rối loạn chức năng T*nh d*c.

Nhóm Thuốc chống không điển hình (Atypical antidepressants): bupropion, mirtazapin, trazodon…

Tương tự với chống trầm cảm khác, cơ chế tác dụng của nhóm Thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin và norepinephrin trong não

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm Thuốc này: khô miệng, táo bón, chóng mặt, an thần, hạ huyết áp…

Để nâng cao hiệu quả TC, bên cạnh việc dùng Thuốc, cần kết hợp với các phương pháp khác như tâm lý trị liệu hay sốc điện

DS. MAI XUÂN DŨNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-thuoc-dieu-tri-benh-tram-cam-n157878.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY