Dinh dưỡng hôm nay

Cách ăn cà chua sai hoàn toàn mà nhiều người vẫn thường làm theo

Cà chua rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe! Dưới đây xin dẫn một số trường hợp có hại cho sức khỏe khi sử dụng cà chua không đúng cách.

Ăn chung cà chua và cà rốt

Thói quen của một số gia đình là nấu cà rốt, khoai tây và cà chua chung một món canh, hoặc một món hầm. Tuy nhiên, khi kết hợp các thực phẩm cà rốt, khoai tây chung với cà chua sẽ khiến cho thành phần enzym trong cà rốt phân giải vitamin C có trong cà chua. Đồng thời, khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, khiến món ăn kém dinh dưỡng và mất chất.

Sử dụng chảo nhôm, gang khi chế biến cà chua

Một số nghiên cứu đã chỉ rõ, nếu sử dụng xoong, chảo bằng nhôm, gang để nấu cà chua sẽ khiến các axit trong cà chua kết hợp với nhôm gang gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, việc này còn làm bào mòn dụng cụ nấu ăn.

Đun cà chua quá kĩ

Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua.

Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.

Không ăn cà chua xanh

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

Không nên ăn hạt cà chua

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.

Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

Không ăn cà chua khi đói

Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

Theo Mộc/Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/an-ngon/cach-an-ca-chua-sai-hoan-toan-ma-nhieu-nguoi-van-thuong-lam-theo-1420329.html)

Chủ đề liên quan:

cà chua Cách ăn cà chua

Tin cùng nội dung

  • Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm nhưng một số mặt hàng trong nhà bếp tốt nhất hãy nên để trên kệ.
  • Kết hợp những cặp thực phẩm sau sẽ làm gia tăng dinh dưỡng và khả năng phòng bệnh tuyệt vời bổ sung của chúng.
  • Chế độ ăn có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh ung thư, bất kể là loại ung thư nào. Vì vậy, nếu có hiểu biết đúng đắn về các loại thực phẩm, chắc chắn chúng ta sẽ có một chế độ ăn lành mạnh và an toàn.
  • Dưa chuột, cà chua hay cà rốt đều là những loại rau củ phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên khi sử dụng nhiều các loại củ quả trên, bạn cần lưu ý tới các tác dụng phụ nguy hiểm của chúng.
  • Collagen là một loại protein quan trọng, chiếm tới 70% cấu trúc da và được phân bổ chủ yếu ở lớp trung bì, được xem như một loại thần dược giúp trẻ hóa làn da, níu kéo tuổi thanh xuân của phụ nữ.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất chống suy nhược trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, tiêu hóa kém, loét dạ dày, tăng huyết áp…
  • Ngày trước, khi tôi học thi, mẹ tôi hay nấu canh cà chua với trứng cho tôi ăn và nói món ăn này rất bổ dưỡng...
  • Kết quả nghiên cứu tiết lộ, nam giới duy trì ăn cà chua trong 10 bữa mỗi tuần có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến 18%.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY