Dưa chuột, cà chua hay cà rốt đều là những loại rau củ phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên khi sử dụng nhiều các loại củ quả trên, bạn cần lưu ý tới các tác dụng phụ nguy hiểm của chúng.
dưa chuột">
dưa chuột.
dưa chuột dễ ăn, dễ tùy biến và có mặt hầu hết trong mọi thực đơn tươi khỏe hàng ngày. Dù hàng tá kết quả tốt được ghi nhận từ hàng trăm cuộc nghiên cứu,
dưa chuột">
dưa chuột không phải là không có các tác dụng phụ khi không sử dụng đúng cách.
Dễ nhiễm độc, Trong
dưa chuột có thể có sự hiện diện của các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic.
Các nghiên cứu đã chứng minh: đây là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong một số loại rau củ, trong đó có
dưa chuột">
dưa chuột.
Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều
dưa chuột còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn.
Gây mất nước: Hạt
dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu.
Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng
dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải "giải phóng" một lượng nước lớn, gây mất nước, cản trợ sự cân bằng điện phân.
Có hại cho thận:
dưa chuột">
dưa chuột cũng là nguồn cung kali dồi dào. Tăng kali máu là một dạng triệu chứng bệnh lý phát sinh do sự hiện diện của hàm lượng kali cao trong cơ thể, dẫn tới đầy hơi, đau bụng.
Theo thời gian, các chức năng của thận cũng bị suy giảm một cách đáng kể.
Không tốt cho tim: Thành phần
dưa chuột có tới hơn 90% là nước. Nếu lượng nước trong cơ thể cao hơn khối lượng ròng của máu, nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim.
Hậu quả là tim và các mạch máu của bạn sẽ phải chịu thiệt thòi ngoài mong muốn. Sự hiện diện quá mức của nước trong cơ thể cũng dễ tạo sự mất cân bằng chất điện giải trong máu, gây hiện tượng thẩm thấu trong tế bào.
Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng nhức đầu và khó thở.
Nguyên nhân gây đầy hơi: Thành phần cucurbitacin trong
dưa chuột còn là yếu tố gây chứng khó tiêu ở một số người, đặc biệt nhóm người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Khó tiêu gây đầy hơi và hàng loạt triệu chứng khó chịu đi kèm cho cơ thể.
Cà chua.
Cà chua thường được biết đến là loại thực phẩm bổ dưỡng, an toàn, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những tác dụng phụ của nó.
Ợ nóng, trào ngược dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày hay bị ợ nóng là cảm giác khó chịu, nóng trong thực quản khi mà nồng độ axit tăng. Việc này xảy ra khi ăn quá nhiều thực phẩm có nồng độ axit cao như cà chua, đồ ăn cay như ớt, tiêu.
Nếu hiện tượng trào ngược xuất hiện trong cơ thể hơn 2 lần/tuần có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD.
Không hấp thụ thức ăn: Ăn quá nhiều
cà chua có thể dẫn tới hiện tượng, cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này, dù chỉ một lượng nhỏ.
Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không dung nạp cà chua.
Dư thừa lượng Natri trong cơ thể: Bột cà chua chứa rất nhiều natri. Một cốc
cà chua tươi xắt nhỏ có chứa khoảng 9mg natri và lượng này còn cao hơn trong những đồ cà chua đống hộp.
Một chế độ ăn có lượng natri cao làm tăng nguy cơ loãng xương và nhiều biến chứng tim mạch khác. Mất cân bằng dinh dưỡng Cà chua là một phần quan trọng trong chế độ ăn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà chua sẽ ảnh hưởng tới khẩu phần rau xanh khác. Điều này gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể khó hấp thụ nhiều loại rau củ khác như cà rốt, cam, xoài, súp lơ.
Tuy cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng nhưng lạm dụng hoặc ăn quá nhiều cà rốt cũng như nước ép cà rốt trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.
Khi sử dụng cà rốt quá thường xuyên, cơ thể chứa quá nhiều vitamin A và beta carotene gây vàng da. Đối với phụ nữ mang thai, quá nhiều vitamin A có thể có nguy cơ sinh con quái thai.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, dung nạp vào cơ thể một lượng lớn carotenoid có thể gây vô kinh và ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường.
Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai nên thận trọng không nên ăn quá nhiều cà rốt.
Trong thành phần cà rốt có chứa nhiều glucose, caroten, dầu thực vật, muối, sắt, canxi. Vì thế nếu ăn nhiều và liên tục sẽ khiến cơ thể không thể chuyển hóa chất, caroten sẽ ứng đọng tại gan, gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi.
Nguồn Internet.