Trước tiên cha mẹ thông thái biết rõ sự khác nhau giữa "la mắng" và "dạy bảo". "La mắng" mang nghĩa lên án mạnh, nên dùng khi con gây ra những thứ rất tệ. "Dạy bảo" là giải thích lý lẽ, đúng sai của sự việc để con lắng nghe và chỉ ra cách làm đúng đắn cho con.
Trẻ luôn đòi hỏi bố mẹ thừa nhận và đánh giá bản thân. Đối với trẻ, thừa nhận và đánh giá bản thân chính là sự khen ngợi hay công nhận, hành động này cũng giống như sự tiếp thu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu trẻ không được thừa nhận mà toàn bị mắng thì dần dần trẻ sẽ trở nên suy dinh dưỡng, và việc nuôi dạy con khỏe mạnh trở lại trở nên khó khăn.
Bố mẹ nên nhớ là dù trẻ có làm sai điều gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng không nên vừa dạy bảo, vừa hét lên, vừa đe dọa, vừa đánh con. Nếu như vậy, trẻ sẽ càng không nghe lời bố mẹ và đồng thời cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm.
Nuôi dạy con là một việc hết sức quan trọng. Phân biệt rõ ràng cách sử dụng của "la mắng" và "dạy bảo" sẽ giúp bạn hiểu được cách mắng con như thế nào là tốt.
Ảnh minh họa.
Cha mẹ thông thái luôn hiểu rằng con được quyền sai lầm. Vì thế họ luôn sẵn sàng cho con trải nghiệm các hành vi sai mà không quá tức giận khi đối diện với lỗi sai của con.
Nếu con làm điều gì đó sai, cha mẹ nên để bé tự trải nghiệm hậu quả của hành vi đó. Không cần phải thuyết giáo quá nhiều. Ví dụ như nếu bé ném đồ chơi lung tung và bạn yêu cầu con nhặt lên nhưng bé không chịu, cách kỷ luật tốt nhất đó là bé sẽ không được chơi hay thậm chí chạm vào món đồ đó trong một khoảng thời gian nhất định, 1 tuần hoặc 1 tháng tùy mức đó. Trẻ sẽ tự hiểu được việc phải biết trân quý đồ dùng trong nhà. Tương tự, nếu con đã cố tình làm hỏng đồ chơi, đương nhiên, con sẽ không còn có được món đồ chơi đó một lần nữa.
Nếu cư xử với con như một đứa bé thì chắc chắn các bé không thể trưởng thành mà luôn có thái độ cáu kỉnh, nũng nịu với bố mẹ. Trẻ cần được học cách kiềm chế cảm xúc buồn bã hay tức giận như người lớn. Cha mẹ thông thái luôn biết cách tạo cơ hội để con học cách trưởng thành, giúp con học cách kiểm soát và giải tỏa cơn bực tức như ra ngoài chạy bộ cùng cha mẹ hoặc đá bóng cùng cha mỗi chiều....
Cha mẹ thông thái cũng luôn thể hiện sự tôn trọng đối với đứa trẻ, đặc biệt tôn trọng cá tính của trẻ. Vì thế họ luôn giữ được bình tĩnh khi đối diện với các vấn đề của trẻ.
Ở những nơi như công viên, bố mẹ có thường để trẻ chơi rồi đứng nói chuyện với bạn bè và vô tình than thở những điều không tốt của trẻ. Nhiều bố mẹ thông thường hay phạm phải điều này. Một cách bản năng, họ vô ý nói những câu đại loại như: "Con nhà bác chạy nhanh nhìn thích quá nhỉ! Con nhà tôi chỉ chạy nhanh khi mà nó trốn việc thôi"...
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng trẻ không biết gì. Chúng sẽ không để ý hoặc quên luôn điều cha mẹ nói về mình với người khác. Thực tế thì một câu nói xấu của bạn với người khác lọt tai trẻ, chúng sẽ ấn tượng hơn nhiều câu khen trực tiếp với trẻ. Vậy làm sao bạn có thể thay đổi được hành vi của trẻ khi chúng bị ấn tượng về việc "mình là người xấu" trong mắt bố mẹ. Do đó, hãy thay đổi cách "mắng" gián tiếp đến trẻ. Cha mẹ thông minh luôn biết cách tận dụng sự có mặt của người thứ ba để nói về điểm tốt của con mình. Vì thực tế, phát triển những điểm tốt dễ dàng hơn nhiều so với việc sửa những điểm chưa tốt của con.