Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Cách chăm sóc bàn chân của người bị tiểu đường?

Bố tôi bị đái tháo đường nên bàn chân của ông cũng bệnh theo. Trong lần khám gần đây bác sĩ bảo phải... cắt. BS ơi, có cách nào khác. Hoàng Oanh (Gia Lai)

- Bàn chân đái tháo đường (ĐTĐ) là một biến chứng lớn của bệnh ĐTĐ mà bệnh nhânnào trải qua rồi thì chắc... cả đời không quên. Khoảng 10-15% bệnh nhân ĐTĐ xuất hiện biến chứngnày trong suốt diễn tiến của bệnh. Điều khủng khiếp là có đến 50% nguyên nhân cắt cụt chi dưới làdo bàn chân ĐTĐ.

Nguy cơ đối với chi dưới dù đã giảm đáng kể trong 30 năm trở lại đây nhưng vẫn cònmức cao ở những người đã bước vào giai đoạn lọc máu do suy thận giai đoạn cuối. May mắn thay, đâyvẫn là một biến chứng phòng ngừa được.

Nguyên nhân

Trong đa số trường hợp, ĐTĐ là hậu quả của một nhóm các yếu tố, do đónguyên tắc phòng ngừa lẫn điều trị phải dựa trên sự tác động trên nhiều yếu tố thì mới thànhcông.

Bệnh ĐTĐ làm xơ vữa các động mạch lớn, trong đó có các động mạch ở chân, và cácđộng mạch nhỏ là những động mạch trực tiếp cung cấp máu và oxy nuôi dưỡng mô chân. Khi bị giảm máunuôi, chân dễ bị tổn thương do giảm đề kháng miễn dịch đối với nhiễm trùng và chấn thương, và khibị tổn thương thì càng khó lành.

ĐTĐ đưa đến ba loại bệnh lý thần kinh. Loại vận động làm giảm phân bố thần kinhđến cơ chân gây mất cân bằng giữa cơ gấp và cơ duỗi khiến ngón chân gập như móng vuốt, các đầu củaxương nhô lên, các đặc điểm này làm dễ chấn thương.

Loại thần kinh tự chủ khiếngiảm đổ mồ hôi chân làm da chân khô nứt nẻ và dễ nhiễm trùng. Loại cảm giác khiến chân mất cảm giácđau và nhiệt, khiến người bệnh chỉ phát hiện tổn thương ở chân khi tổn thương đã tiến triển.

ĐTĐ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là ở chân đã có tổn thương do mạch máu vàthần kinh. Các áp lực tác động thường trực lên do sự biến dạng bàn chân, giày dép khôngphù hợp, khuân vác nặng cũng làm chân dễ bị chấn thương.

Chăm sóc tỉ mỉ

Bên cạnh mục tiêu "tối thượng" là kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, việc chămsóc cũng phải được thực hiện tỉ mỉ và thường xuyên, bao gồm:

- Bàn chân phải được khám toàn diện ít nhất mỗi năm một lần. Những ai có vấn đề vềchân phải được khám thường xuyên hơn. Cần nhớ rằng bệnh nhân ít có than phiền về chân chẳng qua vìbệnh lý thần kinh làm mất cảm giác ở chân mà thôi, vì thế phải thăm khám mới phát hiện được bấtthường.

- Người bệnh có thói quen kiểm tra một lần mỗi ngày trước khi đi ngủ xemcó bất thường, cũng như tìm xem có dị vật, sỏi cát gì trong giày dép mà vì chân giảm cảm giác nênkhông phát hiện ra. Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng, sau đó lau thật khô. Không ngâmchân trong nước ấm quá lâu.

- Chủ động phòng tránh các tình huống có thể gây tổn thương chân như tiếp xúc nướcnóng phải kiểm tra trước nhiệt độ, các hoạt động sinh hoạt hay thể thao có tiếp xúc các vật nónghoặc sắc nhọn...

- Tránh các tư thế ngồi chéo chân hoặc bó gối, mang giày dép hoặc vớ chật.

- Khi cắt móng chân nên được thực hiện sau tắm hoặc ngâm chân để móng mềm, không"đào sâu lấy khóe".

- Không bao giờ được đi chân không. Nên chọn giày dép thay thế vào buổi chiều vìkhi đó chân to hơn. Giày dép có phần mũi rộng và sâu, đế chắc và êm, mặt trong nhẵn. Nếu bàn chânđã bị biến dạng, cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được đóng giày dép phù hợp.

Nếu phát hiện vết trầy xước nhẹ, có thể vệ sinh, bôi Thu*c sát trùng, băng lại vàtheo dõi. Nếu quá 1-2 tuần mà vết thương không khỏi thì phải đến gặp bác sĩ. Tổn thương nặng hơnphải đến bác sĩ ngay để đánh giá toàn diện, tiên lượng nguy cơ loét chân và có điều trị phù hợp.Trong trường hợp chân có những bất thường như cục chai, móng quặp, biến dạng khớp, bệnh nhân khôngnên tự xử lý mà phải hỏi ý kiến thầy Thu*c.

Trong chuyên khoa nội tiết, môn ĐTĐ nay đã trở thành một chuyên khoa thựcthụ được thực hành bởi những bác sĩ chuyên khoa về

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-cham-soc-ban-chan-cua-nguoi-bi-tieu-duong-n114366.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Tôi có chỉ định phải cắt cụt chi dưới gối nhưng không biết bệnh viện nào làm phẫu thuật tốt, chi phí hết bao nhiêu? Và tôi phải nằm viện bao lâu thì xuất viện được? Mangyte vui lòng cho tôi biết với. Chân thành cảm ơn! (H. Tùng - Nam Định)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY