Dáng đẹp hôm nay

Cách chăm sóc để tóc thưa mỏng trở nên bồng bềnh

Những biện pháp chăm sóc tóc đúng cách để tóc ngày càng dày dặn và óng mượt, nàng tóc thưa mỏng tuyệt đối không nên bỏ qua.

Ngoài những người bẩm sinh đã sở hữu mái tóc thưa, mỏng, cũng có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng tóc thưa, mỏng và yếu như: căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, sử dụng hóa chất quá nhiều hay tác động trực tiếp của nhiệt.

Nhưng cho dù là tóc mỏng tự nhiên hay do những yếu tố khác, phái đẹp cũng nên chú ý đến các biện pháp chăm sóc tóc đúng cách từ những điều nhỏ nhất để tóc ngày càng dày dặn và óng mượt hơn. Cụ thể:

1. Gội đầu đúng cách

Theo thời gian, tóc không được cung cấp nước và độ ẩm sẽ trở nên hư hỏng và giòn, làm cho sợi tóc nhỏ và mảnh hơn. Do đó, để chăm sóc tóc mỏng và yếu, các nàng hãy tìm đến những sản phẩm dầu gội chuyên dụng, có chứa panthenol và glycerin giúp giữ độ ẩm, làm mềm cho mái tóc mỏng trở nên dày, bồng bềnh hơn.

Bên cạnh đó, các nàng cũng đừng quên dùng dầu xả để bổ sung dưỡng chất và độ ẩm cho tóc để hạn chế tình trạng tóc yếu, gãy rụng.

Ngoài ra, các nàng cũng nên hạn chế gội đầu bằng nước quá ấm hoặc quá lạnh để hạn chế tình trạng xơ tóc, tóc gãy rụng nhiều. Khi gội cũng nên nhớ, gội thật nhẹ nhàng, massage thay vì gãi, cào làm tổn thương tóc và da đầu.

2. Ủ tóc bằng bia

Bia không chỉ là một trong những thức uống rất được yêu thích trên thế giới mà còn được sử dụng như là một liệu pháp chăm sóc tóc giúp phục hồi mái tóc khô xơ, hư tổn và làm cho tóc mọc nhanh và khỏe mạnh hơn.

Ngoài cung cấp dưỡng chất cho tóc, men bia còn có tác dụng làm phân tách các sợi tóc để mái tóc mỏng được bồng bềnh hơn.

3. Lau khô tóc bằng khăn

Việc lau tóc sau khi vừa gội xong không chỉ đơn giản là dùng khăn khô vuốt hết nước, mà bạn cần sử dụng một chiếc khăn bông mềm, thấm nhẹ nước trên tóc.

Bạn cũng không nên xoắn tóc cho mau khô vì khi tóc ướt, chân tóc sẽ bị yếu, dễ bị xơ và gãy rụng, làm cho tóc đã thưa mỏng lại càng mỏng hơn.

4. Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc

Sản phẩm dưỡng tóc sẽ giúp bảo vệ mái tóc khỏi nhiệt độ cao và môi trường bên ngoài nhưng cũng đồng thời làm tóc nặng hơn và xẹp lép, ôm sát da đầu, góp phần “khắc hoạ” sâu hơn nỗi đau của nàng tóc mỏng.

5. Sấy tóc ngược

Sấy tóc ngược là phương pháp hữu ích nhất trong việc tạo độ dày cho mái tóc mỏng. Trước khi sấy, nàng nhớ dùng thêm các sản phẩm dưỡng tóc để tránh làm tóc bị hư tổn.

Đây chính là cách tốt nhất để làm khô tóc mà vẫn đảm bảo mái tóc trở nên bồng bềnh, hạn chế làm lộ khuyết điểm tóc mỏng của những nàng sở hữu mái tóc thưa, lộ da đầu.

6. Dùng lược răng thưa

Những mái tóc mỏng thường có sợi nhỏ với cấu trúc yếu hơn tóc bình thường. Vì vậy, những nàng sở hữu mái tóc như vậy hãy kết thân với những chiếc lược răng để chải tóc dễ dàng hơn và tránh làm rụng mái tóc vốn đã không dày dặn và hay gãy rụng.

Đồng thời, khi chải tóc, bạn cũng cần chú ý chải nhẹ tay, gỡ rối từ từ và không nên chải tóc khi tóc còn ướt.

Chải tóc như thế không chỉ giúp tóc không bị rối mà còn kích thích sự lưu thông máu ở phần chân tóc, giúp tóc trở nên chắc khỏe, bớt gãy rụng.và tăng cường sự phát triển của các nang tóc, làm cho tóc phát triển nhanh hơn.

7. Bổ sung thêm nhiều rau và protein vào chế độ ăn uống của bạn

Muốn tóc chắc khỏe và dày, bạn nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi, tóc cũng như da, cũng cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất như: sắt, biotin và vitamin để phát triển khỏe mạnh.

Áp dụng những bí quyết này, các nàng sẽ không còn phải lo tình trạng tóc mỏng, dễ gãy rụng và lộ da đầu nữa. Chúc các bạn thành công và sở hữu mái tóc dày mượt như mơ ước.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/cach-cham-soc-de-toc-thua-mong-tro-nen-bong-benh-20200407140506468.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY