Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chăm sóc làn da bị bệnh vẩy nến ai cũng nên biết

Nếu biết cách chăm sóc da bị vảy nến, các triệu chứng ngứa da, da bong tróc vảy có thể được cải thiện được. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm thông tin.

đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh vẩy nến triệt để. nhưng với những biện pháp chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng đáng kể.

Bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính về da khá phổ biến, được hình thành do tế bào da tăng cường sản sinh. thông thường, các tế bào da phát triển từ sâu bên trong rồi tiến dần ra ngoài bề mặt, sau đó rơi xuống để thay một lớp tế bào da mới. chu trình này thường kéo dài trong khoảng 1 tháng. tuy nhiên, ở người bị bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh hơn bình thường. điều này khiến cho tế bào da cũ chưa kịp đào thải, tế bào da mới đã xuất hiện, kết vẩy, gây đỏ da, ngứa ngáy, khó chịu.

Giữ ẩm cho làn da

Da ở người bị vẩy nến dễ dàng bị khô, ngứa, đỏ, đau, bong tróc nếu không duy trì đủ độ ẩm. vì thế, dưỡng ẩm là giải pháp không thể thiếu trong liệu trình chăm sóc da bị vẩy nến.

Nên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp được căn cứ trên tình trạng da hiện tại. Một số loại kem dạng mỡ, dày có tác dụng khóa ẩm, còn những loại kem mỏng thường khiến da dễ hấp thu. Bạn cũng có thể chọn cho mình sản phẩm khóa ẩm tốt nhưng không quá dày để tránh cảm giác bết, rít da. Với tình trạng da bị tổn thương, dễ bị kích ứng, người bệnh nên chọn cho mình những sản phẩm dưỡng ẩm không có hương để tránh bị kích ứng.

Sau khi tắm, bôi một lớp kem mỏng, nhẹ. Vào những ngày thời tiết khô hanh, lạnh, nên bôi nhiều kem dưỡng hơn để tăng cường chức năng khóa ẩm, giữ ẩm cho da.

Bên cạnh đó, người bệnh vẩy nến nên đầu tư một máy tạo độ ẩm trong nhà, sử dụng hằng ngày, đặc biệt là khi không khí khô, hanh vì chúng sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da hiệu quả mà không gây kích ứng.

Tắm nước ấm hằng ngày giúp làm dịu da

Việc vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng nước ấm với xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ sẽ giúp làm dịu vết ngứa, loại bỏ lớp da khô, cải thiện tình trạng bong tróc vảy.

Nên thêm một ít tinh dầu, bột yến mạch mịn, muối Epson trong nước tắm. Không tắm nước nóng, không dùng xà phòng, chất tẩy rửa quá mạnh khi tắm. Tắm xong nên dùng khăn khô vỗ nhẹ, tránh chà xát mạnh lên da vì chúng có thể khiến cho tình trạng viêm loét, nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi tắm, lỗ chân lông đang nở to, nên bôi kem dưỡng ẩm ngay.

Thường xuyên tắm nắng

Tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự phát triển tế bào da. Do đó, tắm nắng là cách đơn giản và hữu hiệu trong việc làm dịu, điều trị tổn thương da do bệnh vảy nến.

Người bệnh vẩy nến nên tắm nắng 2-3 lần mỗi tuần, bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực từ ánh sáng mặt trời. thời điểm tắm nắng thích hợp là từ 7 – 9 giờ sáng, tránh tiếp xúc với ánh nắng gắt vào buổi trưa, chiều vì điều này có thể làm tăng nguy bùng phát bệnh vẩy nến, ung thư da.

Mặc dù giải pháp quang trị liệu được nhiều tài liệu khoa học chứng minh về độ hiệu quả, nhưng bạn nên hỏi thăm chuyên gia trước khi áp dụng. trong thời gian điều trị vẩy nến bằng giải pháp ánh sáng, người bệnh cũng cần kiểm tra da thường xuyên để chắc chắn không có vấn đề tiêu cực phát sinh.

Hạn chế căng thẳng

Nhiều nghiên cứu tìm thấy được mối liên hệ mật thiết giữa căng thẳng, stress với bệnh vẩy nến. stress kéo dài có thể gây bùng phát triệu chứng của bệnh vẩy nến như ngứa, đỏ da, bong tróc vảy hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. vì vậy, giảm căng thẳng chính là một trong những biện pháp giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Người bệnh có thể giảm căng thẳng bằng cách: tâm sự với người thân, bạn bè; tập trung thời gian cho những điều mình yêu thích, tập yoga, thiền, hít thở sâu, đi bộ quanh nhà…

Hoặc, bạn cũng có thể giảm căng thẳng bằng những biện pháp như sau:

    Ăn uống lành mạnh.

Tránh gãi

Vẩy nến xuất hiện trên da khiến cho nhiều người ngứa ngáy, muốn gãi để giảm bớt cảm giác khó chịu. tuy nhiên, gãi có thể khiến cho da của bạn dễ bị bong, rách, vùng da bị vẩy nến lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. để khắc phục tình trạng này, bạn nên cắt móng tay, đồng thời dùng thêm một số Thu*c kháng histamine nếu tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng.

Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ, chỉ biết rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gen và miễn dịch – tức yếu tố bên trong cơ thể. do đó, ngoài những liệu pháp khắc phục triệu chứng bên ngoài da, người bệnh cũng cần phải chú ý để việc bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể từ sâu bên trong.

Bác sĩ Carolyn Jacob, MD, giám đốc của Trung tâm Phẫu thuật thẩm mỹ và Da liễu Chicago cho biết: Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm viêm, kiểm soát bệnh vẩy nế. Theo đó, người bệnh nên bổ sung hạt óc chó, cá hồi và các thực phẩm giàu axit béo omega-3 khác. Đây đều là thực phẩm giúp cân bằng nồng độ cholesterol trong cơ thể, cải thiện kết cấu da…

Tuyệt đối không hút Thu*c lá hay uống rượu bia

Thu*c lá được xem là món “cấm kị” cho người bị bệnh vẩy nến. nicotin và một số tạp chất có trong khói Thu*c lá có thể gây bùng phát hoặc khiến cho biểu hiện vẩy nến trên da ngày càng nghiêm trọng hơn.

Không chỉ Thu*c lá, uống nhiều rượu bia cũng không có lợi cho tình trạng vẩy nến trên da, thậm chí, rượu có thể gây tác dụng phụ khi kết hợp với một số loại Thu*c điều trị bệnh vẩy nến. nếu không cai được rượu, nên vạch ra giới hạn cho bản thân bằng cách chỉ uống 1 ly rượu mỗi ngày (đối với nữ giới) và 2 ly (nếu đối tượng mắc bệnh là nam).

Nhẹ nhàng với da

Người bệnh vẩy nến nên hạn chế dùng những loại kem dưỡng da có chứa cồn, xà phòng có mùi, bột giặt, axit (glycolic, salicylic và axit lactic). những vật dụng trên có thể gây kích ứng lên da, ảnh hưởng không tốt đến bệnh. bên cạnh đó, nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát. hạn chế mặc trạng phục làm từ chất liệu len, nỉ.

Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc da bị vẩy nến, người bệnh cần thực hiện đều đặn và nghiêm túc để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-cham-soc-lan-da-bi-benh-vay-nen)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY