Dáng đẹp hôm nay

Cách chăm sóc tóc chẻ ngọn trở nên suôn mượt một lần và mãi mãi

Bạn đã áp dụng nhiều cách làm giảm tóc chẻ ngọn, nhưng chỉ được một thời gian là tình trạng này lại “tái phát” trở lại. Thật ra vẫn có cách để nàng một lần và mãi mãi say goodbye tóc chẻ ngọn.

Chải tóc thông minh hơn

Việc chải tóc với lực quá mạnh có thể làm đứt các liên kết tóc và khiến tóc của bạn trở nên chẻ ngọn, hư tổn. Vì tóc quá mỏng manh, hãy nhẹ nhàng nâng niu, yêu chiều tóc và chải nhẹ nhàng bạn nhé.

Một tip để kiểm tra xem bạn có đang quá “nặng tay” với mái tóc của mình hay không chính là lắng nghe âm thanh của lược ma xát với tóc khi chải.

Nếu bạn không nghe thấy gì hoặc nghe những âm thanh nhỏ thì hoàn toàn không có vấn đề. Ngược lại, nếu bạn nghe âm thanh lớn, rõ như tiếng cào hoặc xé một điều gì đó, hãy thử giảm lực trên tay của mình bạn nhé!

Ngoài ra, để chải tóc thông minh hơn, bạn nên bắt đầu chải từ ngọn tóc rồi gỡ rối tóc dần dần thay vì bắt đầu chải từ chân tóc để hạn chế phần tóc rối dồn lại ở phía ngọn tóc.

Và đặc biệt, đừng quên tìm kiếm một chiếc lược chải phù hợp bạn nhé! Hãy dùng một chiếc lược chải kim loại kết hợp với một chiếc lược chải khử mùi để giảm ma sát giữa tóc và lược, giúp bạn nhanh chóng nói lời tạm biệt với phần tóc chẻ ngọn của mình.

Dùng nhiệt độ ở mức thấp nhất

Một cách làm giảm tóc hư tổn khác để nàng có thể nhanh chóng say goodbye tóc chẻ ngọn chính là hạn chế nhiệt độ ở mức tối đa. Nhiệt độ càng cao càng gây ra da đầu khô và khiến tóc hư tổn nhanh hơn.

Không phải ai cũng cần đến các dụng cụ tạo kiểu có sử dụng nhiệt độ cao đến tận 450 độ đâu đấy. Vì vậy, khi làm đẹp tóc thì dùng máy sấy tóc hoặc máy uốn, máy duỗi, hãy thử điều chỉnh nhiệt độ thành 285 độ xem sao bạn nhé! Nếu thấy tóc không thể tạo kiểu hay vào nếp như ý muốn thì lúc này hãy bắt đầu tăng dần nhiệt độ lên thay vì bắt đầu với nhiệt độ cao.

Đảm bảo tóc của bạn luôn sạch

Nghe có vẻ như dặn cũng bằng thừa phải không nào? Tuy nhiên đây là lỗi rất phổ biến mà nhiều cô nàng đã mắc phải đấy nhé! Khi bạn không xả hết dầu xả hay lượng mặt nạ ủ trên tóc thì bạn đang vô tình “nấu” tóc của mình với lượng dầu từ chính các sản phẩm này.

Nếu bạn không muốn bị cháy tóc hay gặp phải tình trạng tóc chẻ ngọn, tốt nhất hãy đảm bảo tóc của mình được sạch trước khi bắt đầu sử dụng các dụng cụ tạo kiểu có sử dụng nhiệt.

Hãy duy trì việc dưỡng ẩm cho tóc

Bạn không cần phải dành nhiều thời gian, tiền bạc cho những sản phẩm điều trị tóc chẻ ngọn đắt tiền nếu bạn bỏ qua một bước cơ bản nhất: Dưỡng ẩm cho tóc!

Hãy sử dụng dầu gội, dầu xả, Serum dưỡng và các sản phẩm dưỡng tóc có chứa axit amin để cấp ẩm cho mái tóc của mình bạn nhé. Như vậy thì bạn mới có thể hy vọng tóc nhanh thoát khỏi tình trạng chẻ ngọn này.

Thường xuyên cắt tóc

Để tóc không bị chẻ ngọn, bạn gái cũng nên thường xuyên cắt bỏ đi phần đuôi tóc (ít nhất cứ 3-4 tháng bạn nên cắt tóc một lần). Bởi vì, khi bạn cắt đi phần đuôi tóc cũ là tóc sẽ được khôi phục trở lại, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

Khi tóc xuất hiện dấu hiệu khô sơ thì bạn nên loại bỏ phần tóc hư, cắt phía trên phần tóc bị chẻ ngọn khoảng 6mm không cắt quá sát chỗ chẻ ngọn.

Bảo vệ tóc dưới ánh nắng

Bạn chăm sóc tóc đúng cách, thực hiện các bước dưỡng tóc kĩ lưỡng nhưng lại vô tình bỏ quên phần đuôi tóc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng, thì xem như bao nhiêu công sức của bạn đều "đổ sông đổ biển". Vì vậy nên che chắn, bảo vệ tóc kĩ trước những tác động như ánh nắng, khói bụi.

Bạn thấy đấy, việc chạy trốn khỏi tóc chẻ ngọn thật ra vô cùng đơn giản, chỉ là từ trước đến nay chúng ta đã không thực hiện đúng cách mà thôi. Hãy thử thay đổi “chiến thuật” để xem tình trạng này có thay đổi hay không bạn nhé.

Theo emdep.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/cach-cham-soc-toc-che-ngon-tro-nen-suon-muot-mot-lan-va-mai-mai-20200414162338306.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY