Sức khỏe hôm nay

Cách chọn nhiệt kế kỹ thuật số chính xác nhất cho trẻ em

Nhiệt kế kỹ thuật số là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia để đánh giá mức thân nhiệt giúp xác định thời điểm cần phải dùng thuốc hạ sốt.

Độ chính xác của nhiệt kế phần lớn bị ảnh hưởng bởi khả năng cho phép trẻ nhỏ sử dụng đúng công cụ cho công việc. Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên có thể sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số ở miệng mà không gặp khó khăn, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không có kỹ năng vận động hoặc sự kiên nhẫn để có được số đọc chính xác từ loại nhiệt kế đó.

1. Nhiệt kế kỹ thuật số tiêu chuẩn

Những nhiệt kế này đọc nhiệt độ cơ thể thông qua đầu kim loại nhỏ ở cuối nhiệt kế. Chúng nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém. Bằng cách đặt đầu nhiệt ké dưới lưỡi, trong nách hoặc đưa vào trực tràng, nhiệt kế có thể đo nhiệt độ của trẻ với các mức độ thành công khác nhau.

Sử dụng phương pháp đo ở nách sẽ là phương pháp kém chính xác nhất vì nó không đo nhiệt độ của trẻ từ bên trong cơ thể. Thêm vào đó, hầu hết da và mô ở nách không đủ gần với các mạch máu chính để có kết quả chính xác. Nếu khi đọc nhiệt độ ở nách, bạn sẽ cầ tăng thêm 0,3 đến 0,6 độ C để có kết quả chính xác hơn.

Sử dụng phương pháp đo ở nách sẽ là phương pháp kém chính xác nhất vì nó không đo nhiệt độ của trẻ từ bên trong cơ thể.

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở xuống, đo nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất đối với nhiệt kế kỹ thuật số tiêu chuẩn. Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên, chỉ số nhiệt độ ở miệng là chính xác nhất.

Bạn nên có các nhiệt kế ở miệng và trực tràng riêng biệt và chúng phải được dán nhãn để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

2. Nhiệt kế đo tai kỹ thuật số

Nhiệt kế đo tai kỹ thuật số sử dụng công nghệ hồng ngoại để ghi lại nhiệt độ của màng nhĩ. Các nhiệt kế này hữu ích nhất cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi.

Mặc dù ít xâm lấn hơn so với việc đọc nhiệt độ qua trực tràng và dễ dàng hơn cho trẻ lớn hơn, nhưng bạn cần đảm bảo ống tai của trẻ không bị ráy tai bịt kín và bạn có thể đưa nhiệt kế vào tai một cách hiệu quả.

Lưu ý, bạn không nên sử dụng nhiệt kế đo tai để kiểm tra nhiệt độ của trẻ ngay sau khi ở ngoài trời lạnh vào vì nó không chính xác. Thay vào đó, hãy đợi 5 đến 10 phút cho đến khi chúng ấm lên và thích nghi với nhiệt độ trước khi sử dụng nhiệt kế này.

3. Nhiệt kế đo trán kỹ thuật số

Tương tự như nhiệt kế đo tai, các nhiệt kế này sử dụng công nghệ hồng ngoại để đo sóng nhiệt phát ra từ động mạch thái dương của trẻ. Động mạch chính này chạy ngang qua giữa trán ngay dưới bề mặt da.

Hãy nhớ rằng nếu trẻ đổ mồ hôi hoặc vừa từ ngoài vào, điều đó cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đọc nhiệt độ này.

Giống như phương pháp đo ở nách, nó không đáng tin cậy bằng trực tràng hoặc đọc nhiệt độ ở miệng, nhưng nó có thể được sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Hãy nhớ rằng nếu trẻ đổ mồ hôi hoặc vừa từ ngoài vào, điều đó cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đọc nhiệt độ này.

4. Không bao giờ sử dụng những nhiệt kế này cho trẻ

Có một số nhiệt kế mà bạn không bao giờ nên sử dụng khi kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Chúng bao gồm:

Nhiệt kế thủy ngân: Loại này không được khuyến khích vì có chứa thủy ngân (một hóa chất độc hại) và vỏ được làm bằng thủy tinh rất dễ bị vỡ.

Nhiệt kế dải trán: Nghe có vẻ dễ dàng - bạn chỉ cần ấn chúng vào trán trẻ và đo nhiệt độ trong vòng chưa đầy 2 phút. Nhưng phần lớn chúng không chính xác. Theo Trung tâm Y học Dựa trên Bằng chứng tại Đại học Oxford, những nhiệt kế này bỏ sót 4 trong số 10 cơn sốt.

Nhiệt kế núm vú giả: Loại này thực sự khó sử dụng chính xác. Để chúng phát huy tác dụng, không nên sử dụng chúng từ 15 đến 30 phút sau khi trẻ ăn hoặc uống và chúng cần được trẻ ngậm trong miệng một cách chủ động trong 3 đến 5 phút để đọc ổn định. Chúng không bao giờ được khuyến khích cho trẻ sơ sinh.

Nhiệt độ cơ thể bình thường là khoảng hoặc 37 độ C. Sốt được coi là nhiệt độ từ 38 độ C trở lên.

Bạn có thể điều trị cơn sốt tại nhà bằng thuốc hạ sốt và chất lỏng để giúp trẻ dễ chịu hơn hoặc để bệnh tự hết. Nhưng nếu nhiệt độ của trẻ từ 38,8 độ C trở lên và uống thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc sốt trên 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Xem thêm: Chuyên gia chỉ ra 7 thói quen huỷ hoại gan trong âm thầm, nhiều người Việt làm hàng ngày

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/cach-chon-nhiet-ke-ky-thuat-so-chinh-xac-nhat-cho-tre-em-36068/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY