Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách chống đột quỵ ai cũng cần biết kẻo tại họa bất ngờ

Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này bạn cần xây dựng những thói quen tốt và chú ý những điều sau đây.

Điều chỉnh cân nặng

Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, nên theo dõi và điều chỉnh cân nặng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) để đảm bảo cơ thể ở tình trạng tốt nhất.

Tập thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao có thể giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm lượng cholesterol và duy trì huyết áp ổn định. từ đó, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia, người lớn mỗi tuần nên tập luyện khoảng 2 giờ 30 phút với cường độ vừa phải, bằng cách đi bộ nhanh. Trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể chất 1 giờ mỗi ngày.

Không sử dụng đồ uống có cồn

Ảnh minh họa.

Rượu bia có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, suy tim và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, người uống nhiều rượu bia còn dễ mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy gan,…

Bỏ Thu*c lá

Theo các nghiên cứu cho thấy, các hợp chất có trong khói Thu*c lá làm hình thành các cục máu đông – đây là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, khói Thu*c lá cũng có thể gây phá hủy thành tế bào mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến hẹp động mạch và tăng triglyceride trong máu. Những điều này là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Vì sao tai biến lần 2 luôn nặng hơn lần thứ nhất?

Tai biến lần thứ nhất, nếu tình trạng tổn thương não xảy ra ở những phút đầu và bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu kịp thời trong 3 giờ vàng đột quỵ, não bị tổn thương ít và hoàn toàn có thể hồi phục.

Như vậy, một số người có thể hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ lần 1 nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách.

Ở những người tai biến lần 2, đặc biệt là có kèm theo các yếu tố nguy cơ, thì đột quỵ lần thứ hai có thể gây tình trạng tổn thương não nghiêm trọng hơn và các tế bào não sẽ khó hồi phục lại được tình trạng ban đầu và thường đi kèm với các biến chứng đột quỵ, di chứng tai biến mạch máu não nặng nề. di chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, rối loạn về ý thức, thậm chí sống thực vật.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có thể hồi phục dần ở tay, chân, sau đó có thể đi lại được. Do vậy, mức độ tổn thương tuỳ thuộc vào mỗi bệnh nhân khác nhau và cách chăm sóc và điều trị tai biến mạch máu não để quản lý các bệnh lý nền.

Cùng với chế độ ăn uống, chế độ vận động cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tầm soát các bệnh lý là nguyên nhân gây đột quỵ.

Có thể nói rằng tất cả những yếu tố trên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến lần 2 và nếu đột quỵ não tái phát có xảy ra thì tổn thương não và di chứng cũng nhẹ hơn, bớt gánh nặng cho, bản thân, gia đình và xã hội.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/cach-chong-dot-quy-ai-cung-can-biet-keo-tai-hoa-bat-ngo-d300018.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-chong-dot-quy-ai-cung-can-biet-keo-tai-hoa-bat-ngo/20210110073318949)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY