Tại Nhật Bản, một nhóm có phương pháp nuôi dạy riêng biệt được gọi tên là "Super Mom" (mẹ siêu nhân), hoặc "mẹ Kyoiku", "madzillas" (ghép giữa hai từ "mama" và "Godzilla") hoặc "mamagons" (ghép giữa hai từ "mama" và "dragons").
Thuật ngữ "mẹ Kyoiku" hay mẹ siêu nhân mang ý nghĩa tiêu cực, ám chỉ phương pháp nuôi cái theo khuôn mẫu đã cấu thành lâu đời trong văn hóa Nhật Bản. Những bà mẹ Kyoiku thích trông chừng, giám sát con và bắt con học từ sáng đến đêm.
Họ thường được ví với những Mỹ cố gắng đưa con đến kinh đô điện ảnh Hollywood bằng cách bắt con tham gia trình diễn thời trang, cuộc thi sắc đẹp dù chúng có thích hay không. Phương pháp nuôi dạy của "mẹ Kyoiku" nhận nhiều chỉ trích, nhưng không ít đứa trẻ được nuôi dạy bởi những này thực sự đã thành công, dấy lên hy vọng cho phụ huynh Nhật Bản.
Mẹ siêu nhân sống tại thành thị, hầu hết ở các gia đình trung lưu, khá giả. Họ thường xem các chương trình TV về chủ đề gia đình, đọc sách báo dành cho bà mẹ, nơi tràn đầy thông tin về nuôi dạy trẻ em. Kết quả là những phụ nữ này bắt đầu dành toàn bộ thời gian, công sức và tiền bạc cho việc giáo dục con.
Một trong những nổi tiếng tại Nhật Bản là nhà văn Ryoko Sato, người từng tuyên bố ba nguyên tắc nuôi dạy con thành công gây tranh cãi bao gồm: không xây dựng mối quan hệ lãng mạn với chồng, trẻ em nhận được sự quan tâm tối đa và trẻ em không được phép yêu đương.
Kết quả của phương pháp nuôi dạy này, bốn người con của Ryoko đều trở thành sinh viên Đại học Tokyo, trường đại học tốt nhất Nhật Bản và thành công trong vai trò bác sĩ. Tuy nhiên, Ryoko không đề cập đến những tác động tâm lý từ phương pháp nuôi dạy của cô lên gia đình và bản thân.
Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng về trí tuệ nên tất cả trẻ em đều được xem có tố chất như nhau. Giáo viên Nhật Bản thường hạn chế phân chia học sinh trong lớp theo nhóm có trình độ từ cao đến thấp. Thay vào đó, trẻ em được nhắc nhở nếu mắc sai lầm ở lần đầu tiên thì phải cố gắng làm lại lần nữa để thành công.
Các giá trị tại trường học được kết hợp khăng khít với giá trị trong gia đình. Thông thường, tại Nhật Bản, vai trò của người cha là tạo ra tài chính, vai trò của người mẹ là làm việc nhà và chăm sóc con cái.
Trong gia đình giàu có, mẹ siêu nhân có nhiệm vụ chọn trường mẫu giáo tốt nhất cho con với mục đích sau đó đưa chúng vào trường phổ thông, trường đại học tốt nhất. Để đảm bảo đúng lộ trình, các bà mẹ sẽ nhắc nhở con học tập chăm chỉ, cùng con làm bài tập về nhà, tạo ra môi trường học lý tưởng và rèn luyện kỷ luật nghiêm khắc.
Việc mẹ kể chuyện bằng bốn ngôn ngữ hoặc giải thích cấu tạo của máy bay cho đứa trẻ 6 tháng tuổi là điều hoàn toàn bình thường. Bên cạnh đó, họ thường bao bọc con trong vòng tay, bảo vệ con hoặc dành cho con những điều tốt nhất.
Các bà mẹ siêu nhân dành mọi sự tập trung cho con trai và ít dành sự quan tâm hơn đối với tương lai của con gái. Các bé gái Nhật Bản có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. Nhiều bà mẹ thậm chí còn không biết tên trường đại học của con gái mình.
Ngược lại, những người con trai luôn được mẹ theo dõi sát sao việc học tập. Điều thú vị là các ông bố Nhật Bản tỏ ra không thích thú khi thấy con mình bị biến thành "thần đồng". Rất có thể là vì đàn ông ở Nhật Bản quá tập trung vào công việc.
Nhiều phụ huynh tha thiết đưa con vào trường học hàng đầu đến mức sẵn sàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp. Trước đây, một chủ nhà hàng Nhật Bản từng cố gắng đưa hối lộ 95.000 USD cho người quản lý của Aoyama Gakuin, trường mẫu giáo uy tín nhất cả nước.
Mỗi năm, trường Aoyama Gakuin chỉ nhận 40 học sinh trong hơn 2.000 ứng viên. Để đảm bảo giành vị trí trong trường, trẻ em Nhật Bản phải vượt qua một số bài kiểm tra được đánh giá là vô cùng khó khăn.
Cùng với việc đưa con vào trường danh tiếng, các bà mẹ còn cạnh tranh trong việc khiến con học hành chăm chỉ hơn. Ví dụ, buổi tối một bà mẹ sẽ yêu cầu con trai học trong phòng mình và tắt đèn phòng ngủ con. Điều này có thể khiến những bà mẹ hàng xóm tin rằng cậu bé đã đi chơi hoặc đi ngủ, từ đó nới lỏng yêu cầu về thời gian học của con cái mình.
Những bà mẹ siêu nhân luôn để mắt tới con, ngay cả khi đã tốt nghiệp phổ thông. Trong kỳ thi đại học, các bà mẹ sẽ đưa con lên thành phố dự thi, nắm tay con chờ đến khi vào phòng thi và kiên nhẫn ngồi đợi trong khuôn viên trường.
Nếu ứng viên trượt kỳ thi đại học, các bà mẹ sẽ yêu cầu con tiếp tục học trong một năm, thậm chí vài năm để thi lại. Họ không chấp nhận cho con đăng ký những trường đại học có chất lượng thấp hơn hoặc kém uy tín hơn.