Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách dùng phô mai cho trẻ

Phô mai rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải muốn cho con ăn lúc nào và bao nhiêu cũng được

1. Thành phần dinh dưỡng từ phô mai:

Cùng với sữa, phô mai là thực phẩm chế biến sẵn có giá trị dinh dưỡng rất cao chứa nhiều loại protein (chất đạm), lipid (chất béo), đường và các khoáng chất. Ngoài ra, phômai rất giàu canxi, vitamin A, D và B12.

Ăn phô mai tốt cho sức khỏe của răng vì phô mai là thức ăn tạo ra kiềm, giúp giảm độ axit ở miệng nhờ hàm lượng canxi cao. Phô mai kích thích tiết nước bọt tạo ra môi trường kiềm trong khoang miệng, giúp làm sạch và bảo vệ răng.

2. Khi nào thì nên cho trẻ ăn phô mai:

Bạn có thể cho trẻ tập ăn phô mai tươi khi trẻ trên 5 tháng tuổi và phô mai miếng khi trẻ trên 6 – 7 tháng tuổi. Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc cho lẫn vào cháo, bột, súp…

3. Cách cho trẻ ăn phô mai:

    -    Nên chọn loại phô mai dành cho trẻ dưới 1 tuổi, có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%.

    -    Phô mai thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mỳ (dành cho trẻ trên 1 tuổi). Phô mai có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho trẻ.

    -    Nấu chung phô mai với bột/cháo của trẻ: Khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80ºC rồi cho lượng phô mai phù hợp với trẻ vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phô mai không bị biến chất và mất chất.

    -    Có thể cho trẻ ăn phô mai sống, hoặc nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối…)

    -    Có thể nghiền phô mai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho trẻ ăn.

    -    Ngoài ra: Có thể nấu chung phô mai với bột gạo hoặc mỳ ống (tán vụn phômai và rắc lên trên bát bột gạo cho trẻ).

    -    Bạn cũng có thể dùng phô mai tán vụn, trộn chung với quả bơ; Trộn chung với đậu phụ khi chế biến món ăn cho trẻ; Làm bánh bằng bột gạo.

4. Lưu ý khi cho trẻ ăn phô mai:

    -    Phô mai là sản phẩm giàu canxi, chất đạm và năng lượng, nên cho trẻ ăn phô mai như thức ăn giữa các bữa chính hoặc vào bữa sáng. Khi đó, các chất dinh dưỡng có trong phô mai sẽ giúp trẻ vận động tốt trong ngày.

    -    Nên hạn chế việc cho trẻ ăn phô mai vào buổi tối trước khi đi ngủ.

    -    Khi mẹ mới tập cho trẻ ăn phô mai, nên tập cho trẻ ăn lúc trẻ đói, sẽ dễ dàng hơn. Ăn phô mai thường làm cho trẻ đầy bụng.

    -    Nếu cho phô mai vào bột/cháo của trẻ hàng ngày, mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên cho phô mai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

    -    Lượng đạm trong phô mai rất cao. Nếu nấu phô mai chung với thịt, cá, trứng, mẹ cần điều chỉnh lượng phù hợp tùy với thể trạng từng trẻ, tránh trường hợp bị nhiều đạm, thừa đạm. Lúc nào trẻ không chịu ăn thịt, cá, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn 2 viên phô mai là đủ chất.

    -    Bạn có thể tự làm phô mai tươi cho trẻ ăn, vừa ngon, bổ, rẻ, lại thể hiện sự chăm sóc đặc biệt của mẹ dành cho con.

    -    Phô mai phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu để phô mai ra ngoài sau 4 tiếng sẽ bị hỏng. Phô mai tươi chỉ nên bảo quản được trong tủ lạnh và sử dụng dưới 15 ngày.

5. Lượng phô mai vừa đủ với trẻ

Phô mai viên, miếng thông thường

    -    Từ 7-8 tháng: 12-14g/lần

    -    Từ 9-11 tháng: 14g/lần

    -    Từ 12-18 tháng: 14-17g/lần

Phô mai tươi màu trắng dạng kem:

    -    Từ 5-6 tháng: 13g/lần

    -    Từ 7-8 tháng: 20-24g/lần

    -    Từ 9-11 tháng: 24g/lần

    -    Từ 12-18 tháng: 24-29g/lần

6. Điểm không mong muốn trong phô mai

Tuy nhiên, phô mai còn giàu cả cholesterol, không có lợi cho sức khỏe. Phô mai cũng rất nghèo chất sắt. Vì vậy, cho trẻ ăn liên tục, ép trẻ ăn phô mai hàng ngày cũng không phải là điều tốt các mẹ nên làm.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2f081376801b40c94320ea)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY