Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu an toàn cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Cải thiện tình trạng này với các biện pháp đơn giản sau

ba tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. vì vậy nếu áp dụng biện pháp giảm đau nhức lưng không an toàn, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau nhức lưng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. tuy nhiên 3 tháng đầu là thời điểm cơ thể có nhiều sự thay đổi. những thay đổi đột ngột này khiến bạn thường xuyên bị đau nhức và mệt mỏi.

Việc cải thiện cơn đau không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mải, tránh cảm giác nặng nề khó chịu mà còn tác động tích cực đến tâm lý. một số mẹ bầu ốm nghén và đau nhức thường xuyên dẫn đến stress, suy nhược và căng thẳng.

Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích bạn nên thực hiện những biện pháp an toàn nhằm cải thiện cơn đau ngay tại nhà.

1. Thực hiện đúng tư thế

Việc ngồi, đứng và nằm sai tư thế chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lưng. một số người đã duy trì các tư thế này từ trước khi mang thai nhưng đến thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, cơn đau mới phát sinh.

Các chuyên gia cho rằng, cơ thể phụ nữ thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn khi mang thai. Chính vì vậy, việc duy trì những tư thế sai lệch có thể khiến bạn thường xuyên bị đau nhức.

Để cải thiện cơn đau, bạn cần thực hiện ngồi, đứng và nằm đúng tư thế. Nếu cảm thấy khó chịu khi ngồi hoặc nằm, bạn có thể sử dụng gối nâng đỡ hoặc gối chuyên biệt cho bà bầu để cải thiện tình hình.

2. Hạn chế đứng hoặc di chuyển thường xuyên

Việc đứng và di chuyển thường xuyên có thể gây đau nhức lưng. Vì vậy bạn nên hạn chế đứng hay di chuyển quá thường xuyên trong thời gian mang thai.

Ngoài ra bạn nên sử dụng giày đế bệt, tránh đi giày cao gót. Giày cao gót làm tăng áp lực, gây đau nhức hông, thắt lưng và cổ chân. Hơn nữa, đi lại bằng giày cao gót có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro như té, ngã,…

3. Tránh nâng vật nặng

Nhiều người cho rằng, phụ nữ ở những tháng cuối và giữa thai kỳ mới cần hạn chế nâng vật nặng. tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu thường bất ổn. điều này khiến xương khớp và các cơ quan khác dễ bị tổn thương khi có tác động vật lý.

Để giảm cơn đau, bạn nên hạn chế mang vác vật nặng. Bạn có thể nhờ người thân hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi bắt buộc phải di chuyển vật nặng.

4. Dành thời gian nghỉ ngơi

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn phụ nữ phải tập quen với những thay đổi của cơ thể. việc đối mặt với nhiều thay đổi cộng với khối lượng công việc nặng nề có thể khiến bạn mệt mỏi và đau nhức thường xuyên.

Các chuyên gia xương khớp luôn khuyến khích phụ nữ mang thai dành thời gian nghỉ ngơi để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực và giảm căng thẳng.

Tâm trạng thoái mải có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và ít bị đau nhức xương khớp.

5. Massage

Massage có thể giúp giảm đau cơn đau nhanh chóng nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Tác động vật lý từ tay sẽ giúp mạch máu lưu thông, giảm chèn ép lên đốt sống thắt lưng và các dây thần kinh lân cận. Thực hiện massage thường xuyên còn giúp thư giãn và giảm căng thẳng ở mẹ bầu.

Nếu bạn bị đau nhức thường xuyên, bạn có thể đăng ký khóa massage chuyên sâu tại trung tâm y tế. chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thực hiện các động tác massage giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.

6. Chườm nóng

Nhiệt độ ấm sẽ giúp giãn đốt sống thắt lưng, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó làm giảm cảm giác khó chịu và nhức mỏi ở khu vực này.

Nên sử dụng nước ấm từ 60 – 70 độ C để chườm lên vùng thắt lưng. Đặt túi chườm trong khoảng 15 phút sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.

7. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên ốm nghén và ăn uống thất thường. tình trạng này có thể khiến cơ thể không được cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng.

Sức khỏe yếu, mệt mỏi khiến sức chịu đựng của cơ thể suy giảm, xương khớp dễ đau nhức khi có tác nhân từ bên ngoài tác động. chính vì vậy, mẹ bầu nên cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

Nếu thường xuyên buồn nôn sau khi ăn, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, làm giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn.

8. Luyện tập thường xuyên

Thói quen luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Vận động thường xuyên với những bài tập có cường độ phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, tăng độ dẻo dai, linh hoạt của đốt sống,…

Vận động hợp lý không chỉ giảm đau nhức lưng mà còn hạn chế các cơn đau nhức ở các vị trí khác. phụ nữ mang thai luyện tập trong suốt thời gian thai kỳ sẽ dễ dàng hơn khi sinh nở.

Các bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ mang thai, như: yoga, đi bộ, bơi lội,…

9. Gặp bác sĩ

Nếu triệu chứng không được cải thiện khi bạn thực hiện những biện pháp trên, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. đau lưng cũng có là biểu hiện của những bệnh lý tiềm ẩn. bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để loại trừ những tình trạng nguy hiểm.

Nếu đau lưng là do hệ quả của việc mang thai và không liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể kê toa một số Thu*c giảm đau an toàn cho mẹ bầu.

Dùng Thu*c trong thời gian mang thai có thể gây ra một số rủi ro nhất định. do đó bạn chỉ được sử dụng Thu*c khi có yêu cầu từ bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo liều lượng và tần suất được chỉ định.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu có thể được cải thiện với những biện pháp đơn giản. nếu nhận thấy triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-lung-khi-mang-thai-3-thang-dau)

Tin cùng nội dung

  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY