Chữa ong đốt theo Y học hiện đại
Lập tức nhổ ngay kim chích, thận trọng sử dụng một mũi nhọn dao hay đầu kim để lấy kim chích ra (nếu có). Tuyệt đối không được dùng tay để lấy kim, vì điều này tạo điều kiện cho túi độc lan tỏa và thấm sâu vào cơ thể.
Rửa sạch vết ong đốt bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi nước đá lên vùng sưng tấy khoảng 15-20 phút để làm giảm đau.
Chữa ong đốt theo Y học cổ truyền
Tinh dầu oải hương: Dùng vài giọt tinh dầu hoa oải hương thoa lên vùng da bị ong đốt giúp ngăn chặn vết thương sưng tấy, giảm đau nhức. Nếu không có tinh dầu hoa oải hương, bạn có thể pha loãng bất cứ loai tinh dầu trung tính nào đó để bôi vào da tương tự.
Kem đánh răng: Bôi kem đánh răng lên vết thương trong khoảng 30 phút. Kem đánh răng tạo ra hiệu ứng ran có thể làm cơn đau của bạn giảm đi đáng kể và vết sưng cũng được cải thiện. Ngoài ra, kem đánh răng còn cí thể trung hòa nọc độc của ngòi ong.
Đá lạnh: Bỏ viên đá vào khăn và chườm lên vết ong đốt ít nhất trong 20 phút. Điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu và sưng, đồng thời đá lạnh sẽ làm tê khu vực bị đốt giúp bạn cảm thấy ít đau đớn hơn.
Baking soda: Bôi hỗn hợp baking soda và giấm lên vết thương và để trong vòng 30 phút. Cách này ngoài việc giảm sưng tấy thì còn giúp trung hòa các chất axit trong nọc độc ong.
Mật ong: Sử dụng một chút mật ong và bôi lên chỗ ong đốt, giữ nguyên trong vòng 30 phút. Mật ong sẽ làm dịu vết thương, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Lưu ý bạn không nên sử dụng mật ong nếu bị dị ứng với mật ong trước đó.
Tỏi: Nghiền nát vài tép tỏi, bỏ vào một miếng gạc nhỏ, đắp lên vết thương và giữ trong vòng 30 phút.
Lá chuối: Vò hoặc nhai một nắm lá chuối, lấy nước rồi bôi lên vết thương. Cách làm này chắc chắn sẽ làm giảm những cơn đau rát, khó chịu của vết ong đốt.
Thanh Quế
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: