Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách giúp da không bị dị ứng khi đeo đồ trang sức

Tình trạng da mẩn ngứa do phụ kiện, trang sức thời trang xảy ra ở rất nhiều chị em nhưng không phải ai cũng biết mẹo xử lý.

Triệu chứng của viêm da do dị ứng tiếp xúc

Cách giúp da không bị dị ứng khi đeo đồ trang sức

Rất nhiều người bị mẩn ngứa khi đeo trang sức.

Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với nữ trang, việc đeo chúng sẽ gây triệu chứng: da bị ngứa, khô, trở nên khó chịu và ửng đỏ hoặc xuất hiện vẩy. tệ hơn, da của bạn có thể bị hăm, phồng rộp hoặc đau. những phản ứng này là biểu hiện của chứng viêm da tiếp xúc dị ứng.

Trong những trường hợp nhẹ, da có thể bị ngứa hoặc xỉn màu từ món trang sức. Một số người nói rằng da của họ hơi ngả màu xanh dương, màu xanh lá cây hoặc đen khi đeo trang sức, mặc dù đây không phải là những phản ứng của dị ứng.

Vì sao trang sức gây dị ứng da?

Kim loại gây dị ứng

Phần lớn trang sức đều có chứa nhiều thành phần kim loại. ví dụ, trang sức làm bằng vàng hoặc bạc - là những kim loại mềm, nên người ta thường cho thêm nickel và đồng vào để làm cho trang sức chắc chắn và bền đẹp hơn. nhưng những kim loại thêm vào này lại thường là thủ phạm gây dị ứng da.

Tình trạng xỉn màu của trang sức

Nữ trang - đặc biệt là nữ trang bằng bạc thật - rất dễ bị xỉn màu do phản ứng với khí h2s trong không khí, từ đó bị mất màu (thường là chuyển thành màu đen). khi bạn đeo trang sức bị xỉn màu, da của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Mồ hôi

Muối trong mồ hôi người có thể phản ứng với kim loại trong trang sức gây phản ứng dị ứng trên da. bạn nên đeo trang sức khi không bị đổ mồ hôi, sẽ hạn chế được tình trạng này.

Hóa chất trên cơ thể

Hằng ngày, chúng ta tắm gội, sinh hoạt và sử dụng nhiều hóa chất lên cơ thể như xà phòng, nước hoa, dầu gội đầu, sữa rửa mặt và chất khử mùi, từ đó để lại những chất cặn của hóa chất trên cơ thể chúng ta. Ví dụ, khi bạn dùng nước rửa tay, một lượng nhỏ xà phòng còn đọng lại trên da tay đủ để phản ứng với kim loại trong chiếc nhẫn bạn đang đeo, gây phản ứng dị ứng trên da.

Cách giúp da không bị dị ứng trang sức

Sử dụng băng keo

Trang sức là món phụ kiện được nhiều người ưa chuộng với mục đích làm đẹp, khẳng định cá tính và giúp vẻ ngoài trông thời thượng. tuy nhiên, trang sunday edit cho biết hiện tượng nổi mẩn đỏ tại vị trí đeo trang sức trong vài giờ khiến phái đẹp cảm thấy lo lắng. bạn có thể khắc phục bằng cách dán băng keo vào mặt trong phụ kiện nhằm tránh sự tiếp xúc của kim loại với da.

Đặt trang sức lên áo

Ava shamban - bác sĩ da liễu - nói: "người có da nhạy cảm hoặc bệnh chàm sẽ bị dị ứng khi đeo phụ kiện trong thời gian dài". do vậy, bạn nên diện áo cổ cao hoặc sơ mi rồi đặt trang sức bên ngoài áo để chúng không chạm vào da.

Sơn móng tay trong

Các chuyên gia về trang sức gợi ý sơn một lớp lên khuyên tai, vòng cổ hoặc bên trong nhẫn. bạn chỉ nên sử dụng sơn móng trắng trong để không làm thay đổi màu sắc phụ kiện.

Thử các vật liệu khác

Shamban chia sẻ: "bạch kim ít có khả năng gây ra phản ứng trên da nhất. ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đồ trang sức không phải kim loại, chẳng hạn như dây chuyền bằng vải hoặc vòng cổ đính cườm".

Đảm bảo trang sức không bị ướt

Theo một cuộc khảo sát, 17% phụ nữ phải đối mặt với bệnh dị ứng với kim loại, thường xuất hiện những biểu hiện như viêm da, nổi đỏ, có mụn nước. khi tắm, một lượng chất tẩy rửa và hóa chất đã đọng lại trong trang sức tạo ra kích ứng, bong tróc da. điều này cũng có thể xảy ra khi bạn tập thể dục, mồ hôi tích tụ khiến cho vị trí đeo chúng bị ngứa.

Theo Hướng Dương/Thiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/cach-giup-da-khong-bi-di-ung-khi-deo-do-trang-suc-49996.html

Theo Hướng Dương/Thiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-giup-da-khong-bi-di-ung-khi-deo-do-trang-suc/20210124094158599)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa đến một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chẻ lưỡi và đeo khuyên ở những vị trí như lưỡi, môi, má hoặc lưỡi gà (mảnh mô nhỏ treo ở phía sau của miệng) có thể gây nguy hiểm.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY