Nguyên liệu dùng để xông hơi
Để xông hơigiải cảm, bạn cần dùng một số loại lá cây - thảo dược còn tươi, rửa sạch, nấu sôi và dùng hơi nóng tỏa ra từ nồi nước để xông. lá xông có thể chia thành các nhóm:
Lá có tác dụng hạ nhiệt: tre, duối, chùm ruột...
Lá có chứa tinh dầu: tía tô, sả, chanh, bưởi, khuynh diệp (bạch đàn), bạc hà, húng, trầu, lá hoặc củ gừng...
Lá có tác dụng kháng khuẩn: lá hoặc củ tỏi, hành, ngải cứu, đu đủ...
Tùy theo điều kiện, bạn không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài Thu*c. Chỉ cần một vài lá đon giản, dễ tìm như lá chanh, sả, trầu, ngải cứu, gừng tươi... là bạn có thể đun thành một nồi nước xông.
Cách làm nước xông
Để nấu lá xông, bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu. Đổ nước 2/3 nồi, cho lá có tác dụng hạ nhiệt vào trước. Khi nước gần sôi thì cho lá có tác dụng kháng khuẩn vào, cuối cùng thêm các lá tinh dầu.
Không nên cho các loại lá vào nồi nấu cùng một lúc vì tinh dầu rất dễ bay hơi và giảm tác dụng điều trị.
Canh lửa vừa phải, đậy kín nắp nồi và để nước sôi trong khoảng 2-3 phút thì tắt bếp và chuẩn bị xông.
Cách xông hơi giải cảm
Trước khi xông, múc một cốc nước lá để riêng và uống ngay sau khi xông.
Nơi xông phải đủ kín để hơi nước và nhiệt không bị thoát ra ngoài. Người bệnh ngồi trên một một mặt phẳng tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, nên nghiên cao đầu, nghiên sang một bên để tránh hơi nước nóng phả vào mặt.
Đặt nồi nước xông trước mặt và trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung cho hơi nước thoát ra. Không nên mở nắp vung hoàn toàn vì nơi nóng bốc ra mạnh có thể gây bỏng. Mở vung ở mức độ vừa phải sao cho độ nóng ở mức chịu đựng được.
Hít mạnh thở sâu để tinh dầu vào sâu trong phế nang.
Nên xông hơi trong khoảng 10-15 phút.
Sau khi xông, mở chăn ra và lau khô người.
Uống cốc nước lá đã lấy trước đó.Pha nước xông với nước nguội sao cho đạt 37 - 380C rồi tắm trong phòng kín gió... Sau khi tắm cần lau khô người và mặc quần áo sạch.
Xông hơi xong cần ăn một chén cháo giải cảm có tía tô, hành, tỏi, tiêu, gia vị vừa ăn, thêm lòng đổ trứng gà đánh đều. ăn nóng để giúp người bệnh mau hồi phục.
Lưu ý khi xông hơi giải cảm
Chỉ nên xông trong khoảng 1-2 ngày đầu bị bệnh. nếu đã bị nhiễm cảm sâu, không nên xông hơi mà cần phải tìm phương pháp trị bệnh khác.
Người ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu, người già lú lẫn, người mắc bệnh ngoài da, cao huyết áp, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ dưới 12 tuổi không được xông hơi theo cách này.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, chóng váng cần phải dừng ngay.
Theo Khỏe & Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/cach-nau-noi-nuoc-la-xong-hoi-giai-cam-hieu-qua-va-3-luu-y-quan-trong-nhat-dinh-phai-biet-d296918.htmlTheo Khỏe & Đẹp
Chủ đề liên quan:
3 lưu ý quan trọng bài thuốc giải cảm lá xông lá xông hơi xông hơi xông hơi giải cảm