Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cách nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trên rốn trẻ sơ sinh

Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), các bà mẹ thường không biết thế nào là bất thường về rốn ở trẻ sơ sinh, và vấn đề nào nguy hiểm cần đưa bé đi khám ngay...

Cuống rốn trẻ khô lại và lành, có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, chuyên gia Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần chăm sóc và theo dõi kỹ các biểu hiện sau để có cách xử trí kịp thời:

Trẻ chảy máu rốn: Có một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, chảy máu do cọ xát tã vào cuống rốn. Máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch.

Nếu chảy máu tái dai dẳng hoặc chảy máu nhiều (vẫn còn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần), các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, vì có thể có bệnh lý gây chảy máu rốn.

Rốn rụng muộn: Thông thường rốn rụng sau 10-14 ngày tuổi, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài trên 3 tuần. Nên giữ rốn khô và kiểm tra da quanh rốn mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn khác bôi lên rốn. Khi mặc tã, không nên để tã đè lên cuống rốn. Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.

Rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn... Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.

"Nên để rốn thoáng, không bôi Thu*c kháng sinh hay Thu*c sát trùng lên rốn", ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên lưu ý, đồng thời cảnh báo: "Nếu vùng rốn và mô xung quanh rốn gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi, hoặc đôi khi chỉ nhẹ như rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ là em bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, cần phải đưa đi khám".

Cũng theo Anh Tiên, em bé sẽ được cho uống Thu*c và hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách và nặng hơn là phải nhập viện điều trị. Nếu em bé được uống Thu*c tại nhà, phải đảm bảo rằng em bé uống đủ liều Thu*c ngay cả khi rốn đã cải thiện hơn.

Khi chăm sóc rốn bị nhiễm trùng, các mẹ cần rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc rốn. Tã của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành, vì điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu, nếu cần có thể cắt trên tã một lỗ nhỏ vùng tã đi qua rốn; Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn; Không đặt bé ngâm vào thau nước tắm cho đến khi nhiễm trùng rốn đã lành; Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên rốn rỉ nước;

"Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng của nhiễm trùng để đưa trẻ đi khám lại ngay, như: chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi…, trẻ bị sốt. Các dấu hiệu của nhiễm trùng xấu hơn hoặc không cải thiện sau 2 ngày điều trị. Trẻ khóc hoặc có vẻ đau khi chạm vào rốn hoặc vùng quanh rốn. Chảy máu rốn nặng hơn. Chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi. Trẻ bỏ bú. Trẻ ngủ nhiều hoặc giảm vận động hơn bình thường", Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo.

S. Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/tu-van-sk/cach-nhan-biet-dau-hieu-nguy-hiem-tren-ron-tre-so-sinh-478895.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY