Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách nuôi trẻ sơ sinh chuẩn trong 3 tháng đầu

Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu tiên còn rất non nớt nên cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Với những ai lần đầu làm mẹ, công việc càng trở nên khó khăn. Cùng MarryBaby tham khảo cách nuôi trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu nhé!

Để biết cách nuôi trẻ sơ sinh đúng chuẩn, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ cần biết nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cũng như những vấn đề bé cưng có thể gặp trong giai đoạn này.

Cách nuôi trẻ sơ sinh đúng trong 3 tháng đầu

Nắm vững những vấn đề sau đây, việc nuôi trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên sẽ trở nên đơn giản hơn

Giấc ngủ của bé

Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng. Thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17-20 tiếng/ ngày để đảm bảo cho sự phát triển trong giai đoạn này. Khoảng thời gian này, cách nuôi trẻ sơ sinh tốt nhất là để bé mặc trang phục thoải mái, người luôn khô ráo và để bé trong không gian yên tĩnh để đảm bảo giấc ngủ.

Đối với các trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ có giấc ngủ ngắn hơn những trẻ bú bình vì chúng rất mau đói. Mặc dù trẻ ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, tăng cân tốt và chơi đùa vui vẻ, không quấy khóc, mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuất hiện các biểu hiện: Lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi và rụng tóc, mẹ nên lưu ý. Rất có thể trẻ bị thiếu vitamin D.

Hiểu con trong từng tiếng khóc

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định làm trẻ rất hay giật mình và khóc. Hơn 50% trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc. Hơn nữa, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ cảm xúc và các nhu cầu thiết yếu như: đói, khát, tã bị ướt, quần áo quá dầy hoặc trẻ nằm hoài một tư thế nên cảm thấy khó chịu.

Khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp. Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện như của người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường hoạt động của các cơ, đồng thời giúp phổi được mở rộng.

Khi khóc, trẻ sẽ kèm theo các cử động đập tay, đập chân. Các vận động này giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể và tự bản thân trẻ sẽ điều chỉnh thân nhiệt.

Những ngày đầu tiên mẹ có thể sẽ bối rối khi trẻ thường hay quấy khóc. Nhưng mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe tiếng khóc của con, dần dần mẹ sẽ hiểu được con muốn nói gì qua tiếng khóc.

Trẻ sơ sinh thường xuyên nhảy mũi

Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ và dễ nhạy cảm nên chỉ cần một ít bụi trong không khí. Thậm chí, một tí nước mũi cũng có thể làm trẻ hắt hơi. Bên cạnh đó, trẻ vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con của mẹ ra bên ngoài nên trẻ hay nhảy mũi do một số xung huyết trong cơ thể.

Trong 3 tháng đầu, 1 ngày trẻ có thể nhảy mũi 5-7 lần không kèm theo các triệu chứng của cảm cúm như: Chảy mũi nước, ho, nóng đầu…,trẻ hoàn toàn không sao nhé, mẹ đừng quá lo lắng.

Tiêu hóa của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng và dạ dày trẻ nằm ngang, cơ thắt tâm vị còn yếu. Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, nhất là trong những tuần đầu sau sinh. Để giảm bớt tình trạng này mẹ cần chia nhỏ nhiều bữa bú trong ngày.

Nếu trẻ bú mẹ, thời gian bú nên ngắn lại. Đối với trẻ bú bình, mẹ chỉ nên cho bé bú từ 30-45ml cho mỗi lần bú và tăng số cữ bú lên có thể cách nhau từ 1-1,5 tiếng. Đó là cách nuôi trẻ sơ sinh tốt nhất.

Bên cạnh đó còn có một lưu ý nhỏ: Khi trẻ mới bú xong, mẹ nên bế trẻ từ 15 đến 20 phút rồi mới đặt trẻ nằm xuống. Khi bú bình sao cho sữa ngập núm vú bình để trẻ không nuốt không khí vào dạ dày dẫn đến nấc cục.

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày nhiều rau, đu đủ chín, uống nước rau má hoặc nước dừa tươi. Một ngày mẹ cần cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước, tính luôn cả nước lọc và các loại nước trái cây khác.

Đa phần trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu thường đi ị một ngày 1-3 lần và trẻ bú bình bao giờ cũng dễ bị táo bón hơn bú mẹ.

Với trẻ bú bình, trong khi cho trẻ bú mẹ có thể massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 5 phút, ngày 2-3 lần cho trẻ dễ đi hơn. Không nên để trẻ cả tuần mới đi ị một lần vì bụng trẻ lúc này tiêu hóa khó khăn, khó ngủ và rất khó chịu.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cách nuôi trẻ sơ sinh một cách dễ dàng và đơn giản trong 3 tháng đầu đời. Tham khảo và thực hiện ngay, mẹ nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc3fb5f76801b701c246b27)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY